| Hotline: 0983.970.780

Tổng Bí thư: 'Tôi xin nghỉ rồi, nhưng Đại hội bầu thì vẫn phải làm'

Thứ Hai 01/02/2021 , 10:05 (GMT+7)

Ngay sau khi bế mạc Đại hội XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo quốc tế về kết quả Đại hội XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói "mừng thì mừng rồi nhưng lo thì nhiều hơn. Vì sắp tới nhiệm vụ còn lớn, nhiều, nặng nề, khó khăn phức tạp và còn nhiều nguy cơ, nhiều diễn biến phức tạp mà chưa lường hết được”.

“Tuổi của tôi đã cao rồi, tôi cũng xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu mình vẫn phải làm và là đảng viên thì vẫn phải chấp hành”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết. "Tôi sẽ cố gắng hết sức, nhưng làm được hay không thì phải là tập thể, phải là đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đoàn kết, nhất trí thì mới làm được. Cá nhân thì quan trọng nhưng cũng chỉ là một cá nhân thôi”.

'Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất'

Về phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chống tham nhũng là vấn đề rất lớn, không phải chỉ Đảng ta, không phải chỉ thời nay, thời nào cũng có, chỉ có nhiều hay ít, rộng hay hẹp.

"Đây là bệnh của những người có quyền, có chức. Và có chức, có quyền lại nắm trong tay tiền của nữa thì rất dễ không chỉ tham nhũng mà còn tiêu cực, lợi ích nhóm”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhận định.

“Cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực bắt đầu từ năm 2013, khi tôi được phân công làm Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng trực thuộc Đảng, thì từ năm 2013 đến bây giờ, chắc các anh chị em cũng nắm được đã xử bao nhiêu vụ, bao nhiêu Ủy viên Trung ương, bao nhiêu Ủy viên Bộ Chính trị đi tù, thậm chí là thu hồi tài sản”.

“Tôi không thể tưởng tượng được hàng triệu đô la, hàng bao nhiêu tỉ, nhiều lắm. Đây là cuộc đấu tranh không dừng, không nghỉ, không kể đó là ai, không có vùng cấm.

Trước đây có lúc thấy tôi yếu yếu, mệt mệt nên anh em cũng lo và trùng xuống, hỏi tôi rằng, sắp đến Đại hội rồi có làm không? Tôi nói rằng gần đến Đại hội mà đến ngày xét xử, nếu chín muồi thì vẫn đưa ra xét xử.

Và các đồng chí thấy không? Gần đến Đại hội vẫn đưa ra xét xử, có cả Ủy viên Bộ Chính trị, cả Bí thư, Phó Bí thư và Chủ tịch thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Không nói tên thì các bạn cũng biết hết rồi. Sát ngày rồi, chỉ còn mấy ngày nữa thôi nhưng vẫn khởi tố", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trích dẫn câu nói của Bác Hồ, “cưa một cái cành sâu để cứu cả cái cây”. Xử một vài người để giáo dục, răn đe người khác đừng vi phạm, để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa là chính chứ không phải là cốt xử cho nhiều, xử cho nặng.

“Có người hôm trước tôi đã kể rồi. Hối lộ, xách va li tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương biếu xén, lấp liếm. Hôm tôi nói ở hội nghị toàn quốc rồi. Khi đồng chí cán bộ kiểm tra mở va li ra xem là gì, thì thấy là tiền đô la, xong rồi khóa lại, lập biên bản, anh ký vào đây.

Cho nên phòng, chống tham nhũng rất phức tạp, nếu không có bản lĩnh, không có dũng khí, không có tình cảm chân chính thì chắc không làm được. Dễ mắc lắm, ai chẳng thích của, thích tiền, nhưng danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất. Chết cũng không ai mang tiền theo được", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói thêm.

“Tôi xin khẳng định đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt. Vừa qua mới là hạn chế nó, ngăn ngừa nó một bước thôi. Chứ còn quyền, còn chức, còn tiền thì nếu người ta không chịu tu dưỡng rèn luyện thì tham nhũng sẽ còn xảy ra”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

'Chưa bao giờ làm tốt như lần này về công tác nhân sự'

Nội dung Văn kiện Đại hội đã tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trong đó có báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo về xây dựng Đảng, sửa đổi điều lệ Đảng, và báo cáo về các lĩnh vực khác.

Công tác chuẩn bị văn kiện được chuẩn bị từ năm 2018, sửa đi sửa lại gần 80 lần, lấy ý kiến của các ngành, các cấp, các cơ quan và lần đầu tiên đăng toàn văn công khai trên báo chí để toàn dân có ý kiến. Đồng thời, tổng hợp ý kiến của tất cả Đại hội các cấp báo cáo lên để bổ sung vào văn kiện.

Và khi ra Đại hội, chúng tôi lại tổng hợp thành báo cáo chung về các văn kiện trình Đại hội, bao gồm tất cả các nội dung lớn.

“Có thể nói, văn kiện Đại hội là sản phẩm, là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải chỉ có anh em ở nhóm biên tập”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí tham dự cuộc họp báo quốc tế về kết quả Đại hội XIII. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí tham dự cuộc họp báo quốc tế về kết quả Đại hội XIII. Ảnh: Minh Phúc.

Cũng theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, công tác chuẩn bị nhân sự đã được thực hiện từ năm 2018 và “chưa bao giờ làm tốt như lần này về công tác nhân sự”; chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và thận trọng, khách quan, công tâm, làm từng bước, làm từng việc, từ dễ đến khó, từ rộng đến hẹp, làm hết việc này sang việc khác đều rất chu đáo; từ chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương rồi các cơ quan lãnh đạo khác đều làm từng bước từng bước một. Và cũng lấy ý kiến của các cơ quan nên tại sao khi đưa ra Đại hội thì các đại biểu bàn không nhiều.

“Tôi dự nhiều Đại hội và chưa có Đại hội nào được tổ chức tốt và chu đáo, cẩn thận từ nơi ăn chốn ở, đi lại, cách thức làm việc... bảo đảm an toàn tuyệt đối như lần này. Khi dịch Covid xảy ra, tôi cũng lo lắm. Thứ hai, việc ăn ở tập trung là để chống tình trạng gặp gỡ, ăn uống, chè chén, vận động, xin phiếu bầu. Chúng tôi quyết tâm làm mạnh”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

***

Tham dự cuộc họp báo cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trước giờ họp báo. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trước giờ họp báo. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: "Có thể khẳng định Đại hội XIII của Đảng ta đã thành công rất tốt đẹp và rút ngắn được gần 2 ngày so với dự kiến. Tôi cảm thấy rất vui mứng, phấn khởi trước Đại hội".

“Tôi đã dự nhiều Đại hội, nhưng có lẽ lần này là Đại hội rất thành công cả về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức, lề lối làm việc và kết quả cuối cùng là thông qua Nghị quyết”, Tổng Bí thư nói.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm