| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Xét nghiệm Covid-19 người ho, sốt khi đến bệnh viện

Thứ Tư 09/06/2021 , 16:43 (GMT+7)

Người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM, không có yếu tố dịch tễ nhưng ho, sốt, mất vị giác... phải lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19.

Khoa khám bệnh số 2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Thành phố Thủ Đức, TP.HCM) được bố trí riêng, dành cho bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, chảy nước mũi, đau họng, tức ngực, đau mỏi người. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Khoa khám bệnh số 2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Thành phố Thủ Đức, TP.HCM) được bố trí riêng, dành cho bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, chảy nước mũi, đau họng, tức ngực, đau mỏi người. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM về việc không bỏ sót người bệnh có yếu tố dịch tễ và yếu tố nguy cơ, đảm bảo vận chuyển người bệnh nghi mắc Covid-19 an toàn.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM đang diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi toàn ngành Y tế TP.HCM tiếp tục nỗ lực hết mình, chủ động phối hợp và huy động nguồn lực triển khai đồng bộ nhiều hoạt động trên cả lĩnh vực dự phòng và điều trị để kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

Tính đến thời điểm hiện tại, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế đã tiếp nhận điều trị hơn 500 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và dự kiến sẽ còn gia tăng trong thời gian tới, với khoảng 3,5% trường hợp có diễn biến nặng.

Do đó, Sở Y tế TP.HCM đề nghị tất cả bệnh viện tiếp tục triển khai các hoạt động ưu tiên ứng phó với dịch bệnh Covid-19 tại các bệnh viện và tăng cường hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, để không bỏ sót các trường hợp có yếu tố nguy cơ nhưng tránh quá tải người bệnh tại các buồng cách ly của bệnh viện, đảm bảo an toàn người bệnh trong chuyển tuyến, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bệnh viện khi có người bệnh đang cư ngụ tại quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc - Quận 12 (vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16) đến khám bệnh tại các cơ sở y tế phải được xem là có yếu tố dịch tễ, phải được thăm khám tại buồng khám sàng lọc và thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2.

Còn khi người bệnh không có yếu tố dịch tễ nhưng có một trong các triệu chứng thường gặp của Covid-19 như sốt, đau họng, ho, thay đổi vị giác, khứu giác,... thì phải xem người bệnh có yếu tố nguy cơ và phải lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên (nếu có) và Realtime RTPCR.

Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2, tiếp tục cách ly người bệnh trong thời gian chờ kết quả RT-PCR, triển khai ngay các biện pháp phòng chống dich theo quy định.

Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2 và người bệnh không có yếu tố dịch tễ, để tránh quá tải buồng cách ly, có thể cho người bệnh theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà để chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR (trong thời gian này, nếu có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, bệnh viện thông báo ngay cho Trung tâm Y tế quận, huyện để cách ly điều trị, truy vết).

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu phải đảm bảo an toàn người bệnh khi chuyển tuyến theo đúng quy định khi người bệnh có kết quả RT-PCR xác định mắc COVID-19.

Bố trí, phân công nhân sự thường trực tại khu vực cách ly của bệnh viện với chức năng, nhiệm vụ cụ thể đảm bảo theo dõi, chăm sóc người bệnh liên tục. Bố trí buồng hồi sức cấp cứu tại khu vực cách ly với đầy đủ phương tiện phòng hộ, trang thiết bị cần thiết đảm bảo kịp thời cứu chữa người bệnh nghi nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định của Bộ Y tế.

Thường xuyên tổ chức tập huấn lại cho nhân viên bệnh viện về quy trình khám, sàng lọc, chẩn đoán, xử trí, điều trị bệnh việm hô hấp cấp do SARS-CoV-2, phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19. Tổ chức diễn tập cho nhân viên các khoa lâm sàng trong bệnh viện các tình huống từ đơn giản đến phức tạp trong xử trí khi có trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Trường hợp người bệnh trong tình trạng nguy kịch đe doạ tử vong, kíp trực phải xử trí hồi sức cấp cứu tại chỗ (tại buồng cấp cứu sàng lọc hoặc khu cách ly), đồng thời kích hoạt “quy trình báo động đỏ liên viện” với các chuyên gia nhiễm, hồi sức cấp cứu của các bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ. Đặc biệt, khi kích hoạt báo động đỏ liên viện cần nói rõ người bệnh nghi Covid-19 để các chuyên gia chủ động mang khẩu trang N95 và mặc đồ phòng hộ trước khi đến bệnh viện.

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.