| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

Thứ Hai 27/03/2023 , 14:24 (GMT+7)

Trà Vinh Doanh nghiệp sản xuất tôm giống tăng cường ứng dụng công nghệ nâng tỷ lệ thành công, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt con giống cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Trang trại sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao tại Trà Vinh. Ảnh: Hồ Thảo.

Trang trại sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao tại Trà Vinh. Ảnh: Hồ Thảo.

Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có diện tích nuôi tôm khoảng trên 25 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm siêu công nghiệp khoảng trên 10 nghìn ao bạt. Trở thành tỉnh có số lượng ao bạt lớn nhất nước và còn tiếp tục phát triển mở rộng trong thời gian sắp tới. Theo chủ trương của tỉnh sẽ tập trung đầu tư phát triển vùng nuôi tôm nước mặn, nước lợ đến năm 2025, đạt diện tích 34 nghìn ha, tăng tổng sản lượng tôm nuôi khoảng 172 nghìn tấn/năm.

Theo chuyên gia, để nuôi được sản lượng trên hàng năm tỉnh phải nhập khoảng 10 - 15 tỷ con giống. Nhưng hiện nay, gần 30% con giống nuôi trong tỉnh phải nhập từ các tỉnh khác từ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Trong khi đó, điều kiện tự nhiên Trà Vinh tương đồng với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu... đó là một thiệt thòi và dẫn đến thiệt hại rất lớn nếu không kiểm soát tốt chất lượng con giống, khi nông dân nhập về thả nuôi.

Tương tự, tại tỉnh Sóc Trăng hàng năm nhu cầu giống tôm nước lợ của tỉnh dao động từ 18 – 20 tỷ con. Trong khi các trại sản xuất giống trong tỉnh đáp ứng khoảng 10% nhu cầu giống nuôi của nông dân. Bên cạnh đó, môi trường và chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng ô nhiễm, do các hoạt động sản xuất thải trực tiếp ra môi trường làm tăng thêm chi phí xử lý môi trường, dễ xảy ra dịch bệnh, làm tăng rủi ro trong quá trình nuôi.

Hiểu được khó khăn của bà con nuôi tôm. Đặc biệt là nỗi trăn trở của nông dân về việc lựa chọn con giống tốt, tuy chi phí cho con giống chiếm chưa tới 5%, nhưng con giống lại là yếu tố quan trọng quyết định đến 60-70% sự thành bại của vụ nuôi. Một doanh nghiệp đã đầu tư khu sản xuất tôm giống lớn nhất tại tỉnh Trà Vinh. Với quy trình nuôi giống ứng dụng công nghệ hiện đại, sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động Công ty đã cung cấp hơn 60 triệu con giống đến các ao nuôi của nông dân tại ĐBSCL.

Ông Huỳnh Văn Ninh, Tổng Giám đốc Công ty Bio Blue cho biết, hiện tại theo thống kê tỷ lệ sống của  tôm giống tại trang trại lên đến 98%. Theo đó, quy trình quản lý sản xuất giống của công ty được giám sát nghiêm ngặt, cùng trang thiết bị hiện đại giúp tăng tỷ lệ sống đáng kể của con giống và giảm thiểu rủi ro rất lớn cho nông dân. Song song đó, với đội ngũ hơn 100 chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, Công ty liên tục và không ngừng nghiên cứu giải pháp mới hỗ trợ quý bà con giải quyết vấn đề bệnh trên tôm. Chúng tôi đặt mục tiêu trong vòng 2 năm tới  nỗ lực phát triển để trở thành 1 trong 5 Công ty sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam.

Công ty sản xuất ứng dụng công nghệ giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống lên đến 98%. Ảnh: Hồ Thảo.

Công ty sản xuất ứng dụng công nghệ giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống lên đến 98%. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, diện tích thả nuôi thủy sản của tỉnh đầu năm 2023 tăng so với trước Tết Nguyên Đán (tăng 486 ha). Tỉnh Trà Vinh xác định mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh và giá trị xuất khẩu lớn trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết: Ngành thủy sản tỉnh khuyến khích, các Công ty, doanh nghiệp, hộ nuôi ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong tỉnh cần nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu con giống cho nông hộ. Theo đó, Chi cục Thủy sản sẽ tăng cường kiểm tra, quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống nhập ngoài tỉnh, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống trong tỉnh.

Công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm Công ty Bio Blue. Ảnh: Hồ Thảo.

Công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm Công ty Bio Blue. Ảnh: Hồ Thảo.

Đồng thời, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về quản lý giống thủy sản. Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát loại bỏ các thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường kém chất lượng, không đảm bảo môi trường, không đảm bảo an toàn kiến nghị loại bỏ ra khỏi danh mục được phép kinh doanh. Theo dõi công tác điều tiết nước tại các cống, đảm bảo độ mặn thích hợp để người dân sản xuất thủy sản.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh thông tin, chiến lược đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành thủy sản toàn tỉnh Trà Vinh tăng trưởng bình quân 5%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 58 nghìn ha trở lên, sản lượng đạt 298,53 nghìn tấn (nuôi trồng 199,74 ngàn tấn, khai thác 98,79 nghìn tấn). Theo đó, đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 4%/năm trở lên. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 450 triệu đồng/ha mặt nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt từ 60 nghìn ha trở lên, sản lượng 390 nghìn tấn/năm. 

 

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.