| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Trồng cam sành xen ổi

Thứ Ba 17/08/2010 , 09:49 (GMT+7)

Theo các nhà khoa học, trồng xen ổi vào vườn cam có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh - tác nhân gây bệnh vàng lá greening.

Viện cây ăn quả miền Nam phối hợp với Dự án Jica (Nhật Bản) triển khai xây dựng mô hình trồng cam sành xen cây ổi không hạt trên diện tích 14 ha tại ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và dự kiến sẽ mở rộng lên 20 ha vào năm 2011. Đây là mô hình sản xuất mới lần đầu tiên ứng dụng tại tỉnh Trà Vinh.

Theo các nhà khoa học, trồng xen ổi vào vườn cam có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh - tác nhân gây bệnh vàng lá greening. Đây là bệnh xảy ra khá phổ biến ở các cây có múi, rất khó khăn trong phòng trị. Ngoài ra việc trồng xen còn giúp nhà vườn tăng năng suất, tăng thu nhập và tăng tuổi thọ của cây cam sành so với cách trồng truyền thống. Các nhà vườn còn được Dự án Jica hỗ trợ 100% chi phí công lên liếp, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây cam sành sạch bệnh (ghép với gốc cam Volka). Mật độ trồng 36 cây cam sành xen 40 cây ổi/công (1.000m2).

Trà Vinh hiện có 2.500 ha trồng chuyên canh cam sành, tăng khoảng 2.000 ha so với năm 2007; tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Kè. Trong đó, có 70% diện tích đang cho trái, năng suất bình quân đạt từ 8-10 tấn/ha. Với giá bán ổn định từ 15.000-18.000 đồng/kg, bình quân mỗi hécta trồng cam sành nhà vườn lãi ròng từ 120 triệu đồng trở lên. Riêng các nhà vườn thâm canh tốt, xử lý cho trái mùa nghịch bán được giá cao có mức lãi cao hơn nhiều.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.