| Hotline: 0983.970.780

Trại hè có giúp trẻ tự tin, độc lập?

Thứ Bảy 15/06/2019 , 07:20 (GMT+7)

Chia sẻ với KTGĐ về thưc trạng “nhà nhà đưa trẻ đi trại hè”, “nhà nhà cho trẻ đi học kỹ năng sống” mỗi dịp hè đến, TS giáo dục Vũ Thu Hương cho rằng, để hình thành một kỹ năng, trẻ cần được rèn luyện liên tiếp nhiều ngày, nhiều tháng.

22-13-53_vu_thu_huong
TS giáo dục Vũ Thu Hương.

Cứ mỗi dịp hè về là các khóa dạy kỹ năng sống, học kỳ quân đội, khóa tu mùa hè lại... nở rộ. Thưa bà, vì sao lại có tình trạng này?

Hiện nay, tình trạng cha mẹ ngại dạy con việc nhà, giáo dục đạo đức cho con diễn ra hết sức phổ biến. Với lý do bận rộn, rất nhiều cha mẹ để trẻ lớn lên tự do như cây cỏ, thiếu trầm trọng kĩ năng sống và các cách ứng xử phù hợp.

Đồng thời với tình trạng đó, cha mẹ tự hù dọa chính mình và luôn cảm thấy không tin tưởng khi con ở nhà một mình.

Hè là khoảng thời gian trẻ không được nhà trường quản lý. Vì thế, cha mẹ luôn canh cánh trong lòng nỗi lo lắng không biết ai sẽ quản con, ai sẽ trông coi, chăm sóc chúng khi cha mẹ đi làm.

Vì thế, các cha mẹ có xu hướng tìm kiếm những trại hè khác nhau để hi vọng con có thể trải nghiệm và trưởng thành. Đồng thời, cha mẹ cũng không phải lo lắng, chăm sóc con trong 1 thời gian. Nắm bắt được tâm lý này, các trung tâm kĩ năng đã liên tục mở các lớp, các trại hè cho học sinh để đáp ứng nhu cầu gửi con của các phụ huynh.

Tuy nhiên, trên thự tế hiện nay có tình trạng, mỗi trung tâm, cơ sở tự thiết kế giáo án cho chương trình của mình. Bà có cho rằng nên có quy định cứng (yêu cầu bắt buộc cho mỗi khóa học) và được thẩm định, kiểm tra của các cơ quan chức năng không?

Việc thẩm định chương trình đã bắt đầu được tiến hành trong năm nay ở tại các trung tâm do sở Giáo dục và đào tạo cấp phép. Tuy nhiên, việc kiểm tra các trung tâm, tổ chức tự phát, hoạt động không phép có được tiến hành hay không và tiến hành thế nào, tôi không được rõ.

Như vậy, nếu chúng ta chỉ chờ đến hè mới dạy kỹ năng cho trẻ, mà lại chỉ dạy trong 1- 2 tuần có thực sự hiệu quả không? Sau mỗi khóa học bố mẹ sẽ phải làm gì để duy trì những kỹ năng mà trẻ được trang bị trong thời gian ngắn này, thưa bà?

Dĩ nhiên, để hình thành 1 kĩ năng, trẻ cần được rèn luyện liên tiếp nhiều ngày, nhiều tháng. Có rất nhiều cha mẹ đã than thở: con chỉ giữ được nếp sinh hoạt nề nếp trong vài ngày sau khi ở trại hè trở về. Sau đó, con lại quay lại nếp sinh hoạt cũ. Điều này rõ ràng là cha mẹ chưa nhận ra trách nhiệm giáo dục con của mình và luôn quá trông mong vào các trại hè.

Trong khi tiến hành giáo dục trẻ, tôi, với cương vị là 1 giáo viên trực tiếp dạy trẻ, thường xuyên liên lạc với từng phụ huynh, trao đổi với họ về các vấn đề của con và bàn bạc cách giải quyết từng vấn đề.

Chính vì điều này, các bài học mà chúng tôi dạy trẻ đã không bị mai một. Trẻ đã giữ được nếp sinh hoạt nề nếp và hình thành thói quen tốt đẹp. Tuy nhiên, việc này có được tiến hành ở mọi chương trình hay không và hiệu quả ra sao thì lại là câu hỏi ngỏ.

Theo tôi, bố mẹ nên chủ động hỏi các giáo viên của con về các vấn đề của trẻ và các cách xử lý vấn đề. Có sự phối hợp của cả 2 bên, bao giờ kết quả cũng cao hơn. Việc thực hiện đồng nhất của cả gia đình lẫn trại hè phải được tiến hành từ lúc các con được hoạt động trong trại hè cho đến mãi sau này, khi trẻ đã trở về gia đình.

kns2-111201814161318428
Hình mang tính minh họa.

Từng có nhiều năm giảng dạy về kỹ năng sống và không chỉ dừng lại thực hiện trong những đợt hè, theo bà, gia đình cần làm gì để giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống (được cho là thiếu hụt) hiện nay mà không cần trông chờ vào những khóa học?

Về kĩ năng sống, cho đến giờ có lẽ chúng ta cũng không còn ngạc nhiên với tầm quan trọng của nó. Câu chuyện thú vị về người lái đò chở theo một vị giáo sư tài giỏi đã cho chúng ta biết rất rõ về kĩ năng sống.

Vị giáo sư chê trách người lái đò không biết gì về vũ trụ và như vậy coi như đã mất đi ½ đời người. Nhưng khi con đò sắp chìm, biết vị giáo sư không biết bơi, người lái đò đã cười mà rằng: “Ông sắp mất cả đời người”.

Như tôi đã nói, việc dạy kỹ năng cho trẻ cần thời gian, quá trình, trẻ hấp thu từ những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt trong đời sống. Từ kĩ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bỏng, đuối nước, tai nạn thương tích, bắt cóc, xâm hại, lạm dụng…; kĩ năng sử dụng các vật dụng nguy hiểm: dao, kéo, kim, búa, điện…; kĩ năng cứu giúp người khác trong lúc nguy hiểm mà vẫn đảm bảo an toàn cho chính mình; kĩ năng tìm đường đi ở những khu vực đang sống, đặc biệt là những khu vực xa lạ và tham gia giao thông an toàn; kĩ năng giao tiếp và ứng phó ứng đối trong từng tình huống; kĩ năng khám phá cuộc sống và tìm hiểu thông tin một cách an toàn và hiệu quả…

Các kĩ năng này cần được đào tạo từ sớm và tiến hành liên tục từ lứa tuổi mầm non cho đến hết lớp 12 mà không khóa kỹ năng 1-2 tuần có thể giúp con bạn áp dụng thuần thục vào cuộc sống được.

Chính vì thế, tôi luôn khuyên các bậc phụ huynh hãy giành thời gian chơi cùng con, tham khảo những kiến thức khoa học để có thể hướng dẫn con những kỹ năng, với những gia đình có điều kiện thì có thể cho con tham gia nhiều vào các khóa học nhưng về nhà các bậc phụ huynh vẫn phải để trẻ “thực hành”. Có như thế, mọi kiến thức mới trở thành những kỹ năng thành thục.

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm