| Hotline: 0983.970.780

Trang trại cây ăn trái miền Tây giữa lòng Tây Nguyên

Thứ Năm 30/04/2020 , 10:09 (GMT+7)

Trên diện tích 7ha, gia đình ông Lê Đình Hồ trồng 20 loại cây ăn trái theo hướng hữu cơ. Mỗi năm, trang trại cho thu lãi nhiều tỷ đồng.

Trên khu vườn, ông Lê Đình Hồ trồng 20 loại cây ăn trái, cây cho thu hoạch quanh năm. Ảnh: MP.

Trên khu vườn, ông Lê Đình Hồ trồng 20 loại cây ăn trái, cây cho thu hoạch quanh năm. Ảnh: MP.

Trên diện tích 7ha, gia đình ông Lê Đình Hồ trồng 20 loại cây ăn trái theo hướng hữu cơ. Mỗi năm, trang trại cho thu lãi nhiều tỷ đồng.

Điều đặc biệt là hầu như tất cả các loại trái cây trong trang trại này đều được ông Hồ mang từ quê hương Đồng Tháp.

Những loại cây trái này đều phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng không thua kém dưới miền Tây sông nước.

Thuê đất trồng cây

Ở phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, ông Lê Đình Hồ được xem là một trong những người đi tiên phong trong việc phát triển vườn cây ăn trái quy mô lớn.

Một người dân địa phương cho hay, nhiều năm trước, khi nông dân đang vùng vẫy, cố gắng thoát ra khỏi sự giảm giá của hồ tiêu, cà phê bằng cách trồng xen thì ông Lê Đình Hồ đã có vườn cây trái quy mô lớn và trở nên giàu có.

Ông Lê Đình Hồ quê gốc ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nghề nông đến với ông từ nhỏ vì đó là truyền thống 3 đời của gia đình.

Ông kể, ở miền Tây, nghề trồng cây ăn trái phát triển mạnh nhưng vì bản thân muốn tạo ra nét riêng, muốn có được sự phát triển mạnh hơn nên đã quyết định rời quê. Với tư tưởng đó, năm 2000, ông đặt chân đến vùng đất Đắk Nông và chọn Gia Nghĩa làm nơi lập nghiệp.

“Khi đến Đắk Nông, tôi thấy đây là một vùng đất trù phú, có thể giúp mình làm ra của cải nên quyết dừng chân.

Lúc đó, tôi thuê một mảnh vườn và bắt tay vào cải tạo, trồng các loại cây ăn quả có múi như bưởi, cam, quýt đều có ngưồn gốc dưới miền Tây… Đây là những thứ mà ở quê tôi làm rất nhiều”, nông dân 48 tuổi nhớ lại.

Theo ông Hồ, khí hậu ở Đắk Nông mát mẻ, nền nhiệt ban ngày không quá cao, ban đêm không quá lạnh nên phù hợp để sinh sống và phát triển kinh tế. Thổ nhưỡng là đất đỏ bazan nên các loại cây công nghiệp, cây ăn trái phát triển mạnh.

Ngày đó, với số tiền tích góp và vay mượn được, ông Lê Đình Hồ thuê 4ha vườn. Đây vốn là nơi người địa phương canh tác cây mì (sắn) nhưng hiệu quả không cao. Khi có đất, ông bỏ toàn bộ mì trên vườn và đưa giống bưởi da xanh, cam ở quê lên trồng.

Thấy đất tốt, cây phát triển nhanh, ông lại tiếp tục trồng thêm quýt, ổi, sơri, táo, mít, măng cụt… Đến nay, khu vườn đã được mở rộng thêm và trở thành 7ha với khoảng 20 loại cây ăn trái.

Các loại cây ăn trái trong vườn của gia đình ông Lê Đình Hồ đều được chăm sóc đặc biệt để cho ra trái quanh năm. Ảnh: MP.

Các loại cây ăn trái trong vườn của gia đình ông Lê Đình Hồ đều được chăm sóc đặc biệt để cho ra trái quanh năm. Ảnh: MP.

“Thời gian đầu, việc trồng cây cũng gặp khó khăn do thời tiết có phần khác biệt với vùng Đồng Tháp quê nhà. Về mùa mưa thì thường có mưa phùn kéo dài. Do vậy, việc cho cây ra hoa, kết trái theo ý mình khó thực hiện. Phải mất nhiều năm, tôi mới làm được điều này”, nông dân Lê Đình Hồ thổ lộ.

Vừa mở khóa để tưới nước cho những cây cam cao quá đầu người, ông vừa cho hay, tất cả loại cây trong vườn đều ra hoa, kết trái, cho thu hoạch quanh năm.

Rồi ông bật mí kinh nghiệm: “Ở những nơi khác, người làm vườn thường ngắt nước một thời gian sau đó tưới lại để kích cây ra hoa.

Nhưng ở Đắk Nông, việc ngắt nước chỉ áp dụng được vào mùa khô, còn mùa mưa khó thực hiện. Do vậy, tôi kích cây ra hoa bằng cách áp dụng ức chế dinh dưỡng bằng các loại phân bón vi sinh và kỹ thuật chăm sóc”.

Cũng theo ông Lê Đình Hồ, các loại cây trong vườn đều được ông chăm bón để cho ra trái quanh năm. Trên cây lúc nào cũng có cùng lúc hoa, trái non, trái đang độ lớn và trái đang độ thu hoạch.

“Người ngoài đến thăm vườn đều ngạc nhiên và rất thích. Từ bưởi, cam, chanh đến mít, sơ ri hay nhãn, ổi… có ngưồn gốc ở miền Tây nhưng đều cho thu hoạch hàng ngày, không còn phụ thuộc mùa vụ”, ông hồ hởi cho biết. Mát tay chăm sóc nên mỗi cây ổi trong vườn gia đình ông Hồ có thể cho từ 100-150kg trái/năm, quýt 3 năm tuổi đạt khoảng 100kg/cây/năm.

Với giá cả như hiện nay, nguồn thu về từ một sào ổi, quýt của gia đình tôi ngang bằng với 2ha cà phê, hồ tiêu. Nguồn nông sản dồi dào nên mỗi năm, khu vườn của gia đình ông Hồ cung ứng ra thị trường 200 tấn sản phẩm.

Nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch

Trên vườn rộng lớn, ngoài việc phân bổ các loại cây ăn trái theo từng phân khu, gia đình ông Lê Đình Hồ còn xây dựng các tiểu cảnh, vườn hoa phục vụ du lịch. Con đường lớn ở giữa vườn được tạo với độ dốc vừa phải cùng thảm cỏ xanh mượt để du khách đến vui chơi, hái trái cây và chụp hình lưu niệm.

Bước vào khu vườn hoa cánh bướm ở đoạn dốc đầu vườn, ông thuyết trình: “Vườn hoa được trồng với nhiều mục đích. Trong đó nổi bật nhất là vừa giúp khách thưởng lãm vừa là nơi kéo ong về để thụ phấn cho cây, dụ bướm ở trong khu vực về để hạn chế chúng đẻ trứng lên các cây ăn trái”.

Hiện nay, để đảm bảo yếu tố xanh, sạch và làm ra nông sản chất lượng nên gia đình ông đang chăm sóc theo hướng hữu cơ.

Nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà ông sử dụng đều là sản phẩm sinh học, không gây độc hại. Cỏ ở nên đất vẫn được chủ vườn duy trì như một biện pháp bảo vệ đất, tạo độ ẩm.

Ông Hồ cho biết, gia đình ông chỉ tổ chức dọn dẹp vườn khi cỏ quá cao, lấn áp cây ăn trái. Mỗi lần như vậy đều thực hiện cắt thủ công hoặc sử dụng các loại máy phát cỏ để cắt phần ngọn. Phần cỏ bị cắt bỏ sẽ được thu gom để ủ phân, bón cho cây trồng.

Gia đình ông Lê Đình Hồ thực hiện mô hình canh nông để nâng cao giá trị nông sản. Ảnh: MP.

Gia đình ông Lê Đình Hồ thực hiện mô hình canh nông để nâng cao giá trị nông sản. Ảnh: MP.

Xác định du lịch canh nông là mô hình giúp nâng cao giá trị sản phẩm nên suốt nhiều năm qua, ông Hồ đã bỏ hàng tỷ đồng vào xây dựng vườn.

Hiện nay, trên khu vực đất thuê, nông dân này đầu tư hàng nghìn mét vuông nhà kính công nghệ cao để trồng dâu tây, dưa leo Nhật và rau ăn lá để phục vụ du khách. Gia đình ông cũng mua đất ở thành phố Gia Nghĩa để xây dựng một trang trại hoành tráng với đầy đủ cây ăn trái, kết hợp dịch vụ homestay.

Ông thổ lộ: “Suốt bao năm làm lụng, cuối cùng cũng mua được đất để làm được khu vườn mình mong ước”. Nông dân cho biết thêm, việc làm nông nghiệp gắn với du lịch là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị nông sản, phù hợp với xu thế hiện nay.

Hiện mỗi ngày khu vườn của gia đình nông dân Lê Đình Hồ đón nhận hàng chục du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Mô hình hay, hiệu quả kinh tế cao nên ngành nông nghiệp của tỉnh và các địa phương lân cận cũng chọn để tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Gia Nghĩa cho biết: “Đây là mô hình phát huy hiệu quả và thành phố, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đang khuyến khích người dân thực hiện. Vừa qua, thành phố và Sở NN-PTNT cũng thường xuyên hỗ trợ gia đình ông Hồ xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao để phát triển sản xuất”.  

Hiện nay, ông Lê Đình Hồ cùng nhiều nông dân trong vùng thành lập Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ An Tâm để liên kết sản xuất. Hợp tác xã có 7 thành viên với diện tích sản xuất gần 20ha cây ăn trái các loại.

Tôi làm vườn theo mô hình VietGAP hướng hữu cơ nên trái cây được các doanh nghiệp ở Đà Nẵng, TP.HCM tiêu thụ đều đặn. Hiện nay, nông sản cũng có mặt ở các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích ở TP.HCM và người sử dụng có thể dùng điện thoại để quét mã, truy xuất nguồn gốc lẫn quy trình canh tác”, ông Hồ chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm