| Hotline: 0983.970.780

Trang trại cung cấp 7 tỷ con giống sò huyết giá rẻ mỗi năm

Thứ Ba 01/08/2023 , 06:00 (GMT+7)

BẾN TRE Trại sò Đạt Nhiều nuôi dưỡng, cung cấp cho thị trường khoảng 7 tỷ con giống mỗi năm với giá rẻ hơn hẳn nguồn con giống khai thác ngoài tự nhiên.

Ấu trùng sò huyết (màu nâu nhạt). Ảnh: Minh Đãm.

Ấu trùng sò huyết (màu nâu nhạt). Ảnh: Minh Đãm.

Giảm chi phí nuôi sò nhiều lần

Gần đây, nghề nuôi sò huyết ở tỉnh Bến Tre phát triển khá nhờ tiếp cận được nguồn con giống giá rẻ, chất lượng hơn. Hiện toàn tỉnh Bến Tre có hàng chục cơ sở sản xuất, ương dưỡng sò huyết giống. Hằng năm, các cơ sở này cung cấp cho thị trường hàng tỷ con giống.

Trại sò giống Đạt Nhiều (ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất, cung cấp giống sò huyết giống theo quy trình tự nhiên, đảm bảo chất lượng đồng đều và quanh năm.

Ông Phạm Văn Phát, chủ cơ sở chia sẻ nguồn gốc sò bố mẹ được chọn lọc kỹ càng từ các vuông nuôi sò ở tỉnh Cà Mau. Theo kinh nghiệm của ông, sò ở địa phương này có ấu trùng lớn nhất, sức sống rất tốt. Sò bố mẹ là sò đạt trọng lượng từ 10 - 12g/con (hay 80 - 100 con/kg). Khi trứng sò già thì bắt đầu quá trình cho sinh sản trong các bể đặt trên cạn, có mái che chống nắng khi tiết trời nóng bức.

Môi trường sinh sản được thực hiện hoàn toàn tự nhiên như có rong tảo, nước sông… để sò sớm thích nghi, ít bị hao hụt khi thả giống. Hiện nay, tại trại ép sò giống này có diện tích 25ha, 26 bể đẻ, ương dưỡng, mỗi bể từ 300 - 400m2. Năm 2022, trại cung cấp cho thị trường khoảng 7 tỷ con giống.

“Sò được cho đẻ ngoài trời, có cho tảo ăn một ít dưỡng chất. Sau 7 ngày, ấu trùng được làm quen với nguồn nước tự nhiên. Một bể có sản lượng từ 50 triệu ấu trùng. Thời tiết thuận lợi, tỷ lệ ấu trùng đạt có thể vài trăm triệu mỗi bể”, ông Phát chia sẻ.

Sàng lọc lấy sò cám để ương dưỡng trước khi thả ra môi trường nuôi. Ảnh: Hữu Đức.

Sàng lọc lấy sò cám để ương dưỡng trước khi thả ra môi trường nuôi. Ảnh: Hữu Đức.

Nhờ làm chủ quy trình sinh sản sò huyết giống, Trại sò Đạt Nhiều đã cung cấp con giống cho rất nhiều hộ dân ương dưỡng sò giống, sò thịt thương phẩm ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau với chi phí giảm từ 7-10 lần so với trước.

Theo tìm hiểu, trước đây người dân nuôi sò chủ yếu dựa vào nguồn con giống khai thác ngoài tự nhiên. Những năm gần đây, nguồn giống này ngày càng khan hiếm, do đó, giá con giống liên tục tăng cao. Cách đây khoảng hơn 1 năm, giá sò cám (30 ngày tuổi, 1 triệu con/kg) được khai thác từ bãi sò tự nhiên với chi phí khoảng trên 20 đồng/con. Hiện cơ sở Đạt Nhiều cung cấp sò giống giá từ 3 đồng/con (30 ngày), 70 đồng/con (4 tháng) và một số kích cỡ khác theo yêu cầu của người nuôi.

Đối với các chủ nuôi mới vào nghề, ông đều đến tận nơi để chỉ dẫn cách ương dưỡng, thả giống sao cho đạt hiệu quả. Ông Phát khuyến cáo chỉ những người nuôi có nhiều kinh nghiệm mới nên lựa chọn sò size nhỏ dẫu rằng sò size nhỏ nuôi chi phí thấp nhưng cũng khá nhiều rủi ro.

Kích cỡ tốt nhất hiện nay để thả là size 2.000 (2.000 con/kg), chi phí con giống chỉ 70 đồng/con. Với kích cỡ này có thể nói là khá an toàn bởi sò đã được cơ sở ương dưỡng khoảng 4 tháng. Theo kinh nghiệm nuôi của ông Phát, tình hình xấu nhất, hao hụt khoảng 80%, người nuôi vẫn có lãi. Sau 10-12 tháng thả nuôi ở vùng ven biển Bến Tre, sò có thể đạt kích cỡ 80-100 con/kg. Giá bán hiện nay 130.000 đồng/kg đối với sò 80 con/kg, 110.000 đồng/kg đối với sò 100 con/kg.

Sò huyết giống đang được ương dưỡng tại cơ sở Đạt Nhiều. Ảnh: Minh Đảm.

Sò huyết giống đang được ương dưỡng tại cơ sở Đạt Nhiều. Ảnh: Minh Đảm.

Tăng cường quản lý 

Theo đánh giá của ông Huỳnh Văn Cung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bến Tre, việc sản xuất sò giống ở Bến Tre chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình và sản xuất theo mùa vụ. Quy trình sản xuất sò giống cũng tương tự như nghêu, với 250m2 cần 120 - 150kg sò bố mẹ, tỷ lệ sống từ 20 - 30%, ước lượng sò giống cho 1 lần sản xuất đạt từ 30 - 50 triệu con/bể.

Sò giống đang được người nuôi ưa chuộng, nên giống sản xuất ra đều được tiêu thụ tốt, người sản xuất giống sò đạt lợi nhuận khá cao. Riêng Trại sò Đạt Nhiều là một trong những cơ sở sản xuất tương đối bài bản ở địa phương.

Để quản lý tốt tình hình sản xuất, ương dưỡng giống nghêu, sò trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Chi cục Thủy sản kiến nghị Phòng NN-PTNT huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại phối hợp với cơ quan chuyên ngành và địa phương hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống nghêu, sò huyết thực hiện đăng ký kiểm tra cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Đồng thời, tuyên truyền thực hiện nghiêm Quyết định số 20/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm