| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi chuyện đeo khẩu trang: Khác biệt y tế hay văn hóa?

Thứ Sáu 03/04/2020 , 17:03 (GMT+7)

Giữ khoảng cách xã hội là tiêu chuẩn ở phương Tây, nơi người châu Á đeo khẩu trang bị kì thị. Liệu có phải là sự khác biệt văn hóa trong công việc?

Sống gần gũi với Trung Quốc, người Hồng Kông là một trong những người đầu tiên phải đối mặt với mối đe dọa của dịch Covid-19 hai tháng trước. Sau đó, Hồng Kong vẫn bị Tổ chức y tế thế giới coi là một ổ dịch của khu vực, cũng nhấn mạnh rằng đặc khu này có thể được ngăn chặn dịch bệnh.

Hồng Kông đã báo cáo các trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên vào ngày 22/1. Ngày hôm sau, Trung Quốc tuyên bố phong tỏa ở Vũ Hán, thành phố có hơn 10 triệu dân.

Tôi đã có một chuyến đi công tác ở châu Âu vào đầu tháng Hai. Đợi chuyến bay trở về Hồng Kông tại sân bay Heathrow, tôi bắt đầu trò chuyện với một quý ông người Anh, người hỏi tôi tại sao ở châu Á mọi người có vẻ rất lo lắng về virus. Tôi trả lời rằng căn bệnh này cực kỳ dễ lây lan và có thể gây tử vong.

Người đàn ông nói, “đó là một loại bệnh cúm khác, tôi không thể tưởng tượng bất kỳ quốc gia nào có thể đóng cửa một thành phố 10 triệu dân”. “Bạn có cảm thấy một chút lo lắng không?” Tôi hỏi. Anh nói, “không thực sự”. Tôi nói đùa rằng, “ồ, các bạn rất khỏe!”

Không hẳn vậy. Virus lây lan nhanh ở châu Âu sau giữa tháng Hai và hiện tại Mỹ đang báo cáo số ca nhiễm virus được xác nhận cao nhất trên thế giới. Italia có số người chết cao nhất, vượt qua Trung Quốc. Tỷ lệ tử vong đã trở nên đáng báo động ở một số nước phương Tây, bao gồm cả Tây Ban Nha.

Bất cứ ai theo dõi sát sao sự phát triển của đại dịch sẽ không thể không chú ý đến những quang cảnh khác nhau ở phương Tây và phương Đông.

Ở những nơi như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, mọi người thường xuyên đeo khẩu trang.

Kể từ cuối tháng Một, cuộc nói chuyện ở Hồng Kông liên quan tới vấn đề lấy khẩu trang ở đâu. Tháng trước, chính phủ đã bị chỉ trích vì không dự trữ đủ khẩu trang cho nhân viên y tế tại các bệnh viện công.

Do đó, một khẩu hiệu thường được nghe thấy trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh ở Hồng Kông là người Hồng Kông dựa vào chính họ. Nắm bắt được nhu cầu lớn về khẩu trang phẫu thuật ở Hồng Kông và các nơi khác, các nhà đầu tư cũng như doanh nhân đã tham gia vào việc kinh doanh sản xuất khẩu trang. Hàng chục doanh nghiệp nộp đơn xin chính phủ trợ cấp cho sản xuất khẩu trang.

Ở phía bên kia địa cầu, người châu Âu và người Mỹ dường như ít quan tâm đến khẩu trang hơn, ngay cả bây giờ. Giữ khoảng cách xã hội và cách ly tại nhà là hai chiến lược được chính phủ nhắc đến nhiều nhất để chống lại căn bệnh này, nhưng không đề cập tới đeo khẩu trang.

Ngược lại, các bác sĩ y khoa hàng đầu ở Hồng Kông đã không ngừng khuyên mọi người nên đeo khẩu trang. Họ liên tục lặp đi lặp lại lời kêu gọi cư dân đừng buông lơi khẩu trang.

Các bác sĩ ở Hồng Kông đã giải thích lý do tại sao khẩu trang có ích: khẩu trang phẫu thuật có ba lớp, và trong khi sự thật là lớp thứ hai không thể bảo vệ chống lại virus xâm nhập, lớp chống thấm nước đầu tiên có thể chống lại các giọt nhiễm virus.

Tất nhiên, xử lý khẩu trang hợp vệ sinh và làm sạch tay thường xuyên chắc chắn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, ở phương Tây, người ta thường bảo khẩu trang không có tác dụng. Không chỉ vậy, khẩu trang thậm chí có thể hoạt động như một ổ chứa vi trùng.

Các bác sĩ cả ở Hồng Kông và ở phương Tây đều được đào tạo về khoa học y học phương Tây, nhưng có những quan điểm rất khác nhau và đưa ra những phát ngôn rất khác nhau.

Ngày càng có nhiều cuộc thảo luận về những khác biệt này. Nhưng tại sao lại có khoảng cách như vậy? Đó là y tế hay văn hóa?

Văn hóa mang tính linh hoạt, nhưng quan niệm văn hóa có thể chết cứng. Một ý tưởng nào đó có thể ăn sâu vào con người đến nỗi ngay cả một căn bệnh rất dễ lây lan, bí ẩn và nguy hiểm cũng có thể khiến nới lỏng quan niệm về nó.

Thật vậy, đối với nhiều người ở phương Tây, khẩu trang tự nó đại diện cho bệnh tật (bạn chỉ đeo nó khi bạn có triệu chứng), và không ngăn ngừa bệnh tật.

Đây là một phần với lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới về việc khi nào nên đeo khẩu trang, nhưng Lãnh đạo Hồng Kông, bà Carrie Lam, đã bị chỉ trích rộng rãi ở Hồng Kông vì đã trích dẫn lời khuyên đó.

Khi nỗi sợ virus Corona lan rộng ở phương Tây, một số người đã nhằm vào và trút sự thất vọng của họ lên người châu Á đeo khẩu trang, những người được coi là biểu tượng của bệnh tật.

Hành vi hung hăng như vậy được thúc đẩy bởi sự lo lắng, thông tin không rõ ràng và kì thị văn hóa. Mọi người cần phải đổ lỗi cho ai đó, và trong trường hợp này, chủng tộc khác đã bị nhằm vào

Thật vậy, ấn tượng đầu tiên mà phương Tây có về virus Corona là nó là một loại virus của Trung Quốc, nếu không muốn nói là của châu Á. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa này, mọi thứ đều vượt qua biên giới. Các nước trên thế giới hiện đang đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan. Nhưng chúng ta sẽ không thể hạn chế đi du lịch mãi mãi.

Trong thời kỳ bị cách ly, chúng ta vẫn nên vượt qua thông điệp rằng sự khác biệt về văn hóa - không chỉ liên quan đến khẩu trang, mà còn cả những cái bắt tay, những cái ôm, những nụ hôn, kỷ luật tự giác và sự phân biệt chủng tộc - nảy sinh thành những khác biệt rất thực trong quản lý khủng hoảng sức khỏe.

(Theo SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất