| Hotline: 0983.970.780

Triển khai tiêm phòng vacxin tả lợn Châu Phi ở huyện, xã rất yếu kém

Thứ Bảy 06/07/2024 , 08:07 (GMT+7)

Với diễn biến dịch khiến 39.000 con lợn bị tiêu hủy trên tổng đàn 26 triệu con, dịch tả lợn Châu Phi được cảnh báo có nguy cơ gia tăng. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị Tổng kết công tác 6 tháng đầu năm, và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 vừa qua.  Ảnh: Thanh Thủy.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị Tổng kết công tác 6 tháng đầu năm, và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 vừa qua.  Ảnh: Thanh Thủy.

Trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm có xu hướng gia tăng (đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi -TLCP), Bộ NN-PTNT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Bộ NN-PTNT đã tăng cường chỉ đạo các địa phương ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhờ đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định.

Theo Bộ NN-PTNT, thời điểm 1/7/2024, cả nước không có dịch bệnh cúm gia cầm và tai xanh; có 296 ổ DTLCP tại 20 tỉnh; có 3 ổ dịch lở mồm long móng tại 2 tỉnh Yên Bái, Gia Lai; có 5 ổ dịch viêm da nổi cục tại 3 tỉnh chưa qua 21 ngày. 6 tháng đầu năm, số gia súc, gia cầm chết và tiêu hủy khoảng 47.558 con (12.424 gia cầm và 35.134 gia súc).

Đối với ngành chăn nuôi, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng chia sẻ, để đạt được tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi hiện nay, ngành đã bám sát các đề án phát triển rường cột. Nhờ thu hút tốt các nguồn đầu tư, ngành chăn nuôi đang chuyển đổi rõ ràng cả về quy mô, phương thức, từ nhỏ lẻ sang tập trung, liên kết theo chuỗi rõ ràng; chuyển vùng chăn nuôi từ những khu vực không có điều kiện đất đai sang khu vực rộng hơn để đảm bảo an toàn sinh học.

Với sự hỗ trợ của ngành thú y, dịch bệnh cơ bản được khống chế; việc buôn lậu, nhập lậu được ngăn chặn từ đó có tác động tốt với sản xuất trong nước, giúp kiểm soát nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu.

DTLCP xuất hiện trên 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 39.000 con, tăng gấp 3 lần so với trước đây. Ảnh: Báo Công Lý.

DTLCP xuất hiện trên 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 39.000 con, tăng gấp 3 lần so với trước đây. Ảnh: Báo Công Lý.

Theo ông Đăng, giá thịt lợn hơi hiện nay của Việt Nam đang cao hơn so với các nước Philippines, Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia và ngang với giá của Trung Quốc. Tỷ giá như vậy có thể xuất hiện nguy cơ vận chuyển lậu lợn từ các nước về Việt Nam và ảnh hướng tới sản xuất trong nước. Như vậy, công tác phòng chống buôn lậu từ các nước sang Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi sẽ tập trung tuyên truyền và hướng dẫn các địa phương định hướng phát triển chăn nuôi với trồng trọt, việc hấp thụ chất thải của chăn nuôi phải tương ứng với diện tích trồng trọt và công tác cải tạo đất.

Đối với công tác thú y, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long thông tin, trên phạm vi toàn quốc, các loại dịch bệnh đều được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, DTLCP xuất hiện trên 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 39.000 con, tăng gấp 3 lần so với trước đây. Nguyên nhân do sự chủ quan, lơ là của cả chính quyền, các cơ quan chuyên môn các cấp và người chăn nuôi. Khi dịch xảy ra, không tổ chức công bố dịch và không xử lý ổ dịch theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng bán lợn từ các hộ có bệnh, thậm chí là giết mổ lợn bệnh.

Hiện nay, DTLCP diễn ra nghiêm trọng nhất tại tỉnh Bắc Kạn (trên 12.000 con) sau đó đến Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình. Riêng tỉnh Cao Bằng nằm giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn chỉ xuất hiện một vài ổ dịch do thực hiện tiêm phòng tốt.

Theo ông Long, nguyên nhân còn đến từ việc thông tin tuyên truyền về vacxin DTLCP còn hạn chế ở cấp xã, huyện. Đến thời điểm hiện nay, gần 6 triệu liều vacxin đã được sản xuất, cung ứng, sử dụng tiêm phòng ở trong nước 3,9 triệu liều. Bộ NN-PTNT có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tiêm phòng vacxin song việc triển khai đến cấp xã, huyện rất yếu kém do hệ thống thú y cấp dưới “tan rã”, đây là vấn đề cốt lõi khiến DTLCP bùng phát.

Sau khi Công điện số 58/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Hội nghị của Bộ NN-PTNT triển khai về nội dung phòng chống dịch bệnh trên động vật, việc vào cuộc của địa phương trong phòng chống dịch bệnh đã có dấu hiệu tích cực hơn trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y khẳng định DTLCP vẫn đang được kiểm soát tốt. Ảnh: Thanh Thủy.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y khẳng định DTLCP vẫn đang được kiểm soát tốt. Ảnh: Thanh Thủy.

Với tình hình hiện nay, ông Long khẳng định, với diễn biến dịch khiến 39.000 con lợn bị tiêu hủy trên tổng đàn 26 triệu con trên cả nước, dịch TLCP đang được kiểm soát tốt nhưng vẫn cảnh báo nguy cơ dịch bệnh gia tăng. 

Theo ông Long, đối với bệnh dại khiến 44 người tử vong tại 23 tỉnh, thành phố, một trong những lí do là địa phương tổ chức đấu thầu mua vaxin mất nhiều thời gian, khiến triển khai tiêm phòng dại rất chậm, chỉ đạt khoảng 55% đến thời điểm này và chưa đạt được yêu cầu. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, vacxin DTLCP là vấn đề được lãnh đạo Chính phủ và Bộ NN-PTNT quan tâm. Như vậy, để vacxin DTLCP đi vào cuộc sống cần có kế hoạch cụ thể. Hiện có 6 triệu vacxin liều, song vẫn chỉ đang áp dụng cho lợn thịt, Thứ trưởng yêu cầu Cục Thú y tập trung chỉ đạo về vấn đề kiểm nghiệm, khảo nghiệm để tiến tới tiêm chủng cho cả đối tượng lợn nái.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.