| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng cây mắc ca

Thứ Năm 13/06/2013 , 10:13 (GMT+7)

1 ha mắc ca trồng khoảng 360 cây, đến thời điểm 9 năm tuổi thu 5 tấn. Với giá chỉ cần 120.000 đ/kg đã thu được trên dưới 600 triệu đồng.

Các tỉnh Tây Nguyên có khoảng 100.000 ha cà phê già cỗi trong kế hoạch chuyển đổi sang trồng cây mắc ca. Cùng với hàng chục ngàn ha cà phê có thể trồng xen mắc ca ở Tây Bắc sẽ đưa VN trở thành nước có thứ hạng về trồng mắc ca của thế giới.

Hiện giá bán quả mắc ca ở phía Bắc lên tới 300.000 đ/kg và chủ yếu để làm giống. Mắc ca bén đất Tây Bắc từ năm 2002, sau 10 năm thử nghiệm, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã kiểm tra tại Điện Biên, kết quả cho thấy gần 100% số cây đều sai quả, tỷ lệ sống lên tới 98%.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, diện tích mắc ca đã lên tới con số hàng nghìn ha. Thực tế cho thấy, 1 ha cà phê trung bình thu được 3,8 tấn/năm. Vụ vừa qua giá bán khoảng 40.000 đ/kg thu 155 triệu đồng.


Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (thứ hai từ phải sang) kiểm tra cây mắc ca ở Điện Biên

Trong khi đó, 1 ha mắc ca trồng khoảng 360 cây, đến thời điểm 9 năm tuổi thu 5 tấn. Với giá chỉ cần 120.000 đ/kg đã thu được trên dưới 600 triệu đồng. Mắc ca cho doanh thu lớn hơn, trong khi chi phí cho phân bón và chăm sóc thấp hơn trồng cà phê. Nếu trồng xen cà phê và mắc ca sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Phương pháp trồng xen cà phê và mắc ca đã được kiểm chứng cho thấy có thể nhanh chóng nhân rộng diện tích mắc ca lên con số hàng trăm ngàn héc ta mà không cần tốn thêm đất trồng trọt. Mắc ca cũng trở thành cây tạo bóng mát cho cà phê và giúp cân đối thu nhập cho nông dân khi giá cà phê biến động như vụ 2012 vừa qua.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người đưa cây mắc ca về VN từ Úc vào năm 2002 cho rằng, có 2 vùng có điều kiện tự nhiên rất phù hợp đó là Tây Bắc và Tây Nguyên. Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu có khí hậu lạnh, không mưa phùn về mùa xuân do đó rất phù hợp để mắc ca ra hoa và đậu quả.

Với diện tích hàng chục ngàn ha cà phê ở Tây Bắc cùng với hàng trăm ngàn ha cà phê ở Tây Nguyên, VN có thể nhanh chóng trở thành cường quốc về mắc ca sau các loại cây như cà phê, hồ tiêu, lúa …

"Mắc ca được trồng nhiều ở Úc, Thái Lan, Trung Quốc… Nhân quả mắc ca được đánh giá là loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng đứng đầu trong các loại hạt, được sử dụng làm bánh kẹo cao cấp, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

Cây mắc ca bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 và đạt năng suất cao từ năm thứ 7, có thể cho quả tới 60 năm tiếp theo và thân gỗ sử dụng rất tốt cho công nghiệp chế biến gỗ. Chi phí phân bón và chăm sóc không quá 50.000 đ/cây/năm, hiệu quả kinh tế gấp 5 lần cà phê.

Tuy hiệu quả kinh tế cao song trên thế giới sản lượng mắc ca mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu tiêu thụ do không có nhiều vùng khí hậu phù hợp với loại cây này. Chính vì vậy cơ hội cho VN thông qua phát triển cây mắc ca là rất lớn", ông Phạm Duy Thành, GĐ Cty Macadamia Điện Biên cho biết.

Cây mắc ca giống vẫn khá đắt, khoảng 100.000 đ/cây. Năm 2003 Úc tặng cho VN 100 cây, được đưa về trồng tại Trung tâm Giống cây trồng Ba Vì. Theo ông Thành, hiện chỉ có 2 cơ quan là Trung tâm Giống cây trồng Ba Vì và Cty Phát triển Giống cây trồng phía Bắc được cấp phép nhân giống cây mắc ca.

Đây cũng là 2 cơ quan được ông Thành đánh giá là cung cấp giống mắc ca tốt nhất hiện nay. Đối với các giống mắc ca trôi nổi trên thị trường, ông Thành cho rằng rất khó đánh giá chất lượng. Chính vì vậy ngoài 40 ha mắc ca đã trồng tại VN, Maccadamia Điện Biên đang đẩy mạnh hỗ trợ về giống và kỹ thuật cho nông dân để nhân rộng diện tích mắc ca.

Như vậy trong tương lai không xa, cùng với cà phê, tiêu, lúa… VN sẽ trở thành một cường quốc về mắc ca với hàng trăm nghìn ha mà không cần mở rộng thêm diện tích đất trồng trọt.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.