| Hotline: 0983.970.780

Trồng ba kích tím dưới tán rừng

Thứ Hai 05/12/2016 , 14:36 (GMT+7)

Quận Kiến An (Hải Phòng) đã đầu tư hơn 2,3 tỷ đồng xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây ba kích tím (Morinda officinalis How) dưới tán rừng tại núi Thiên Văn. Mô hình thực hiện đến tháng 7/2018.

Với sự chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng, quận Kiến An nhập 25 nghìn hom giống cây ba kích tím 1 tuổi từ huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh về sản xuất trên diện tích 3ha.

Cùng với trồng ba kích tím thương phẩm, dự án còn sản xuất giống bằng phương pháp giâm hom từ cây ba kích tím có nguồn gốc nuôi cấy mô tế bào thực vật. Cây giống được sản xuất trong nhà lưới, diện tích 1.000m2.

Tại Hải Phòng, cây ba kích tím đã được trồng khá nhiều ở các khu vực rừng trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải từ năm 2010. Khi đó, Phòng NN-PTNT huyện Cát Hải tiến hành mô hình trồng thực nghiệm 3ha cây ba kích tím tại hai xã Gia Luận và Việt Hải. Sau 3 năm trồng thì được thu hoạch. Mỗi gốc ba kích cho thu hoạch 3 - 5 củ. Với giá bán khoảng 120 - 170 nghìn đồng/kg củ tươi, người trồng thu về hàng trăm triệu đồng/ha. Với hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, mô hình trồng cây ba kích dưới tán rừng đang ngày càng mở rộng tại Cát Bà.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.