| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau cải Nhật Bản mỗi gốc nặng tới 2,5 kg

Thứ Năm 18/03/2021 , 10:27 (GMT+7)

Thời gian sinh trưởng của loại rau này chỉ hơn 2 tháng, tuy nhiên một gốc rau có thể nặng tới 2,5 kg, mỗi hecta có thể thu hoạch lên tới 5 tấn.

Màu xanh trên những cánh đồng khô hạn

Trong những năm trước đây, cánh đồng ở xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông (Bắc Cạn) luôn rơi vào tình trạng thiếu nước sản xuất, người dân canh tác phụ thuộc vào thời tiết, chỉ có thể trồng lúa một vụ vào mùa mưa. Còn mùa khô, chỉ có thể trồng cây màu như cây ngô, lạc, đậu tương, thuốc lá… nhưng hiệu quả thấp không cao nên nhiều diện tích bị bỏ hoang. Tuy nhiên từ vụ đông xuân năm 2020 – 2021, cánh đồng Vũ Muộn đã có sự thay đổi lớn, đó là một màu xanh mướt của một loại cây xa lạ với người bản địa.

Lần đầu tiên trên những cánh đồng ở tỉnh Bắc Kạn đã trồng một loại rau có nguồn gốc từ Nhật Bản, được gọi với cái tên rau cải Nhật Bản đã và đang trở thành cây trồng đem lại hiệu quả cao. Thời gian sinh trưởng của loại rau này chỉ hơn 2 tháng, tuy nhiên một gốc rau có thể nặng tới 2,5 kg, mỗi hecta có thể thu hoạch lên tới 5 tấn sản phẩm.

Những diện tích đất khô hạn, chỉ có thể trồng màu hoặc bị bỏ hoang vào mùa khô, thì nay người dân có thể thu về khoảng 100 triệu đồng/hecta chỉ sau hơn 2 tháng. Trong khi đó chi phí sản xuất chỉ rơi vào khoảng 50%, tương đương với người dân sẽ có lãi khoảng hơn 40 triệu đồng/hecta chỉ sau khoảng một thời gian ngắn.

Chỉ sau hơn 2 tháng trồng rau cải Nhật Bản, mỗi hecta sẽ đem lại thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng cho người dân.Ảnh: Toán Nguyễn.

Chỉ sau hơn 2 tháng trồng rau cải Nhật Bản, mỗi hecta sẽ đem lại thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng cho người dân.Ảnh: Toán Nguyễn.

Các hộ dân tham gia trồng rau cải Nhật ở xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông cho biết, họ trồng theo đơn đặt hàng, hướng dẫn của một doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động sản xuất và kinh doanh tại tỉnh Bắc Kạn.

Doanh nghiệp hỗ trợ người dân từ giống, phân bón, hướng dẫn về kỹ thuật… Đến khi được thu hoạch, doanh nghiệp đến tận ruộng thu mua lại toàn bộ sản phẩm rau này, nhưng yêu cầu người trồng phải thu hoạch đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Về vấn đề trồng cây rau cải Nhật Bản tại địa phương, ông Đinh Quang Hiếu, Chủ tịch UBND xã Vũ Muộn (huyện Bạch Thông) đánh giá, qua thực hiện mô hình thấy nhận thức người dân đã tăng lên, đặc biệt đã chú trọng hơn đến công tác sản xuất, chú ý đến kỹ thuật và khâu thời vụ…

Việc tiếp cận canh tác theo tiêu chuẩn Nhật Bản không chỉ đem lại thu nhập cao, mà còn giúp cho người dân địa phương nâng cao ý thức, thay đổi tư duy canh tác tự cung, tự cấp, manh mún, nhỏ lẻ của người vùng cao Vũ Muộn.

Người dân vận chuyển rau cải Nhật Bản từ cánh đồng bằng xe máy kéo lên mặt đường giao cho doanh nghiệp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Người dân vận chuyển rau cải Nhật Bản từ cánh đồng bằng xe máy kéo lên mặt đường giao cho doanh nghiệp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Công ty TNHH Việt Nam Misaki (Công ty Misaki), đơn vị hợp tác trồng rau cải Nhật Bản xuất khẩu sang Nhật Bản đang hoạt động tại Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn). Trước khi trồng diện tích lớn như hiện nay tại tỉnh Bắc Kạn, Công ty Misaki bắt đầu trồng thử nghiệm một vài hecta ở xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn).

Sau khi mô hình thành công, doanh nghiệp Nhật Bản này đã nhân rộng ra và tiếp tục triển khai phát triển mở rộng thêm ở huyện Chợ Đồn. Điều đáng nói là loại rau cải Nhật Bản này rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở những cánh đồng thiếu nước sản xuất và thường bị bỏ hoang vào mùa khô hạn, nên đã được người dân rất hưởng ứng tham gia.

Bà Hoàng Thị Lập, Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Misaki cho biết, trước khi lựa chọn thực hiện dự án trồng cây cải Nhật Bản theo chuỗi giá trị tại tỉnh Bắc Kạn, công ty đã đưa chuyên gia Nhật Bản đi khảo sát rất kỹ từ việc lấy mẫu đất đi kiểm tra, phân tích, đánh giá...

Sau khi cho kết quả phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu để cây trồng cây rau cải Nhật Bản mới tiến hành trồng thử nghiệm, rồi thành công và nhân rộng. Toàn bộ sản phẩm thu mua được đưa về chế biến tập trung tại nhà máy của công ty tại Khu công nghiệp Thanh Bình, sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản.

Sau khi thu mua từ ruộng của người dân về, rau cải Nhật Bản sẽ được chế biến tập trung tại nhà máy của Công ty TNHH Việt Nam Misaki thành sản phẩm, sau đó mới xuất khẩu được sang Nhật Bản. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sau khi thu mua từ ruộng của người dân về, rau cải Nhật Bản sẽ được chế biến tập trung tại nhà máy của Công ty TNHH Việt Nam Misaki thành sản phẩm, sau đó mới xuất khẩu được sang Nhật Bản. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chỉ tính riêng trong vụ đông vừa qua, Công ty Misaki đã xuất khẩu được hơn 700 tấn rau cải thành phẩm chế biến sang Nhật Bản. Điều này được coi là thành công lớn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Bởi đặc thù là tỉnh miền núi, người dân đã quen với việc canh tác nhỏ lẻ, manh mún nên việc trồng rau quy lớn, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản là một bước tiến lớn.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Trong những năm qua, Bắc Kạn chú trọng vào việc thực hiện chủ trương sản xuất hàng hóa có trọng tâm, trọng điểm gắn thị trường cụ thể.

Sau thành công từ việc đưa giống lúa Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản vào sản xuất, thành công từ cây rau cải Nhật Bản cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục tạo điều kiện, thực hiện liên kết bốn nhà để mở rộng diện tích trồng cây cải Nhật Bản và các loại cây có giá trị khác phục vụ chế biến để xuất khẩu trong những năm tới.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm