| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Năm 24/08/2023 , 09:25 (GMT+7)

Để ứng phó với biến đổi khí hậu và hiệu ứng El Nino, thì việc giữ và phát triển rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Với 25ha rừng được khoanh nuôi tái sinh, sẽ có gần 2.400m hàng rào được dựng lên từ 6.800 cọc cừ tràm và gần 4.700m lưới; được duy trì, bảo dưỡng hàng năm tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Với 25ha rừng được khoanh nuôi tái sinh, sẽ có gần 2.400m hàng rào được dựng lên từ 6.800 cọc cừ tràm và gần 4.700m lưới; được duy trì, bảo dưỡng hàng năm tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, chỉ cần mực nước biển dâng 1m thì 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 80% Cà Mau sẽ bị chìm dưới nước biển. Điều đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sinh kế của hàng triệu người.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng El Nino cùng với biến đổi khí hậu, có thể khiến cho năm 2023, 2024 là những năm nóng nhất lịch sử với các đợt sóng nhiệt, hạn mặn nghiêm trọng… Do đó, công tác chuẩn bị để ứng phó những tác động khó lường của biến đổi khí hậu và hiệu ứng El Nino là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo bà Đỗ Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia (Gaia), hệ sinh thái rừng ngập mặn hay còn gọi là hệ sinh thái “carbon xanh” giúp “khóa” được carbon hiệu quả gấp từ 4-10 lần so với rừng trên cạn tùy vào các khu vực khác nhau. Bởi rừng ngập mặn không chỉ lưu trữ carbon trong sinh khối của cây mà còn trong trầm tích rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều, đồng cỏ biển.

Bên cạnh đó, rừng ngập mặn ven biển còn có vai trò bảo vệ đới bờ khỏi bị sạt lở, giữ đất không bị đánh trôi ra bãi biển, hạn chế xâm nhập mặn. Đồng thời, rừng ngập mặn còn là nơi ấu trùng của các loài thủy hải sản sinh sống. Bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, cũng như bảo vệ sinh kế cho người dân.

“Khoanh nuôi rừng Cà Mau có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu bởi khả năng lưu trữ carbon gấp từ 4-10 lần sao với rừng trên cạn tùy theo khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, dự báo sắp tới về hiện tượng El Nino quay trở lại sẽ khiến tình hình hạn mặn, xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn. Việc bảo vệ khoanh nuôi và phát triển rừng ngập mặn mang tính chất sống còn để bảo vệ sinh kế cũng như an ninh lương thực”, bà Đỗ Thị Thanh Huyền khẳng định.

Cũng theo bà Huyền, để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của dự án “Cánh rừng Net Zero”, Gaia phối hợp với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau triển khai các hoạt động bảo vệ và giám sát khu vực khoanh nuôi trong 3 năm qua như: truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân; tuần tra giám sát, gia cố hàng rào bảo vệ khu rừng, thực hiện các nghiên cứu đo lường những tác động khu rừng tạo ra trong vòng 6 năm.

Nhờ việc triển khai kế hoạch và giám sát chặt chẽ, khu rừng 50ha đầu tiên Gaia khoanh nuôi tại Cà Mau, sau 3 năm đã có hơn 1 triệu cây mắm tái sinh. "Với những kết quả khả quan và những tác động tích cực tiềm năng mà dự án mang lại, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đồng hành với chương trình gây rừng tại Cà Mau", Giám đốc Gaia nói.

Gaia, Vinamilk cùng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau khoanh nuôi 25ha rừng.

Gaia, Vinamilk cùng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau khoanh nuôi 25ha rừng.

Ngày 21/8 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia và Vinamilk đã khởi động chương trình “Cánh rừng Net Zero”, khoanh nuôi 25ha bãi bồi thuộc vùng lõi tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Chương trình có sự tham gia của các lãnh đạo tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và gần 60 cán bộ, công nhân viên Vinamilk cùng chung tay gây rừng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng vào năm 2050.

Nhân dịp này, Vinamilk cũng tặng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 5 chiếc thuyền để phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm lâm, bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

Cũng theo bà Huyền, trong 3 năm qua, kết nối các nguồn lực xã hội, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã phối hợp với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau triển khai khoanh nuôi 160 ha bãi bồi. Đồng thời, tổ chức nhiều chương trình trải nghiệm để cộng đồng cùng tham gia khoanh nuôi, giám sát rừng và tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về thiên nhiên và môi trường.

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, sau 2 năm triển khai Dự án "Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương" tại xã Đất Mũi trên lâm phận Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang đã tạo ra nhiều tác động tích cực, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, học hỏi các mô hình sinh kế mới, thí điểm các hoạt động sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao hơn cho các thành viên... Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 4/2021 với tổng kinh phí 940.000 EUR do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới của Đức tài trợ và UBND tỉnh Cà Mau đóng góp 15% vốn đối ứng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm