| Hotline: 0983.970.780

Trump 'khoe mẽ' và 'giành công' trong cuộc chiến với Covid-19

Thứ Bảy 11/04/2020 , 09:25 (GMT+7)

Trump tự nhận mình là người bảo hộ xử lý đại dịch, cá nhân hóa việc cung tiền mặt và vật tư của chính phủ.

Tổng thống Trump đến phòng họp báo của Nhà Trắng để cung cấp thông tin cập nhật về virus Corona hôm 7/4/2020. Ảnh: Jabin Botsford/The Washington Post.

Tổng thống Trump đến phòng họp báo của Nhà Trắng để cung cấp thông tin cập nhật về virus Corona hôm 7/4/2020. Ảnh: Jabin Botsford/The Washington Post.

Tổng thống Trump thường nói về các khoản thanh toán liên bang đến với nhiều người Mỹ như là một hành động nhân từ của chính ông, gọi gói cứu trợ của lưỡng đảng là "một sáng kiến ​​của chính quyền Trump", và tỏ vẻ suy ngẫm khi ký tên lên tờ séc của chính phủ.

Trump khuyến khích việc triển khai USS Comfort tới cảng New York theo cách riêng, nói rằng đó là lựa chọn của mình khi cho phép con tàu bệnh viện Hải quân được sử dụng cho bệnh nhân virus Corona - và thậm chí tới "hôn tạm biệt" trước khi tàu khởi hành về phía bắc.

Và Tổng thống nói về Kho dự trữ máy thở và thiết bị y tế chiến lược quốc gia như thể đó là kho lưu trữ của riêng mình, đe dọa các thống đốc cần thận trọng hoặc có nguy cơ bị cắt nguồn cung.

Khi người Mỹ đối mặt với đại dịch và vật lộn để làm chậm sự lây lan, Trump tự đặt mình vào vị trí trung tâm như là người bảo hộ chống dịch. Tổng thống tìm cách miêu tả mình là người duy nhất chịu trách nhiệm - trừ khi có vấn đề gì sai lầm. Trong những trường hợp đó, Trump giở bài cũ - đổ lỗi cho người khác và tránh trách nhiệm.

Ngày qua ngày, trong vai trò tự xây dựng mình là Tổng thống thời chiến, nhiệm vụ mà Trump dường như thích thú nhất là rải tiền mặt và vật tư trên khắp cả nước.

“Thành thật mà nói, mọi người nên tôn trọng, bởi vì chưa ai từng thấy bất cứ điều gì như những gì chúng tôi đã làm”, Trump nói trong tuần này, quan điểm mà ông nhấn mạnh thường xuyên.

Cách tiếp cận của Trump có thể đã được lên kế hoạch. Với chiến dịch tái tranh cử bị tạm dừng trong mùa xuân khi cả nước Mỹ thực hiện lệnh ở tại chỗ, những người ủng hộ và đồng minh của Trump nói ông đang cố kiếm điểm chính trị bằng cách lấy tín nhiệm trong việc xử lý đại dịch.

Trump nỗ lực cá nhân hóa sứ mệnh xử lý khủng hoảng nhân đạo của chính phủ liên bang ở một mức độ đáng chú ý và có lẽ chưa từng có. Nói theo cách khác, "Tổng thống đã phá vỡ các quy tắc về việc sử dụng quyền lực hành pháp", tờ Washington Post phân tích.

“Trump thể hiện mình trong vai trò của một vị quân vương hào phóng bằng lời nói, 'Tôi trao cho bạn thứ này, những thần dân thân yêu' - đó là một màn trình diễn ích kỷ và tự giới thiệu đáng chú ý", nhà sử học Jon Meacham nói.

“Đây là tiền của chúng tôi, vì mục đích nhân đạo”, ông nói thêm, đề cập đến người nộp thuế. “Đây không phải là tiền của Tổng thống”.

Những người bảo vệ của Trump nói vậy là không công bằng. Họ cho rằng ông không phải là Tổng thống đầu tiên cố gắng lấy tín nhiệm cho các hành động của chính phủ mà ông được bầu để lãnh đạo - ngay cả khi vị tổng thống thứ 45 đang làm vậy với quy mô vượt xa tất cả người tiền nhiệm.

"Ông là Tổng thống”, chuyên gia kinh tế Arthur Laffer, một đồng minh của Trump, người thân cận với một số quan chức Nhà Trắng và trước đây từng cố vấn cho Tổng thống Ronald Reagan, phát biểu. “Ông là người quyết định. Không có gì lạ khi ông ở đó, với tư cách Tổng thống. Mọi Tổng thống trong lịch sử đều làm những gì ông làm vào thời điểm giống thế này”.

Trump không giấu giếm mối bận tâm của mình trong những thời điểm thực hiện trò chơi chính trị.

“Mỗi cuộc thăm dò ý kiến ​​đều cho rằng tôi sẽ giành chiến thắng bởi vì, như bạn biết đấy, bạn nói rằng ông ấy đã đạt được những thành tích tốt", Trump đã nói tuần trước trên Fox News, so sánh mình với Thống đốc New York Andrew M. Cuomo. "Tôi đã đạt được những dấu ấn tuyệt vời về những gì chính quyền làm trong xử lý dịch”, 

Trên thực tế, gần như mọi cuộc thăm dò công khai trong năm nay đều cho thấy ông Trump thua trong một cuộc đối đầu giả định với cựu phó tổng thống Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ.

Trump khẳng định tín nhiệm cá nhân cho kế hoạch kích thích kinh tế lịch sử trị giá 2.200 tỷ đô la, mặc dù nó do các nhà lãnh đạo tại Quốc hội đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin làm ủy quyền thay cho Tổng thống.

Tổng thống Donald Trump ký ban hành gói giải cứu lịch sử trị giá 2.200 tỉ USD ngay sau khi Quốc hội thông qua, ngày 27/3/2020. Ảnh: ABCNEWS.

Tổng thống Donald Trump ký ban hành gói giải cứu lịch sử trị giá 2.200 tỉ USD ngay sau khi Quốc hội thông qua, ngày 27/3/2020. Ảnh: ABCNEWS.

Khi Tổng thống ngồi sau Bàn Kiên định (Resolute Desk) vào cuối tuần trước để ký dự luật kích thích kinh tế, Trump ca ngợi quy mô của dự luật.

“Tôi sẽ ký gói cứu trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ ”, ông Trump hãnh diện. Sau đó, khi nhặt cây bút kí, ông dí dỏm, “Tôi chưa bao giờ ký bất cứ thứ gì có chữ 'T' trên đó. Tôi không biết liệu mình có thể xử lý việc này”.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chỉ trích chính quyền vì không chuyển tiền từ gói kích thích cho người Mỹ nhanh hơn. Bà Pelosi nói với các phóng viên, “Người dân muốn tờ séc của họ mà không cần chờ một lá thư tưởng tượng từ Tổng thống kèm câu nói "Hãy nhìn những gì tôi vừa gửi cho bạn".

Đạo luật Cares, được thông qua vào tháng trước, ủy quyền cho Sở Thuế vụ thực hiện các khoản thanh toán một lần từ 500-1.200 đô la cho hàng triệu người Mỹ để giúp bơm tiền mặt vào nền kinh tế.

Hầu hết những người đủ điều kiện - những người kiếm được ít hơn 99.000 đô la - sẽ nhận được tiền chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, nhưng chính phủ cũng sẽ gửi séc cho hàng triệu người khác.

Một số thành viên đảng Dân chủ cho biết họ lo lắng rằng Trump có thể cố gắng đặt chữ ký của mình lên các séc này, nhưng ông không phải là người ký ủy quyền thanh toán của chính phủ, và chữ ký của ông dự kiến ​​sẽ không được chấp thuận thanh toán.

Bằng cách cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày dựa trên nguồn của chính quyền, Trump cố gắng để lại ấn tượng rằng mình đang kiểm soát đại dịch.

“Chúng tôi đã thiết lập mọi kỷ lục có thể”, theo ông Trump tuyên bố vào ngày 29/3. “Chính phủ liên bang làm một việc mà không ai làm bất cứ điều gì như thế này, ngoài thời chiến. Và đó là những gì đang diễn ra: Chúng ta hiện trong một cuộc chiến. Chính quyền của tôi đã huy động toàn bộ quốc gia để tiêu diệt virus”.

Trump cũng khoe khoang về xếp hạng tương đối cao mà các hội nghị tin tức của ông nhận được trên truyền hình cáp, càng nhấn mạnh quan điểm của ông về phản ứng đại dịch liên bang như là một biểu hiện "khoe mẽ".

Trong một tweet vào ngày 10/4, Tổng thống đề cập đến sự xuất hiện của ông trong phòng họp báo của Nhà Trắng với tên là “Tiếng nói của Nhân dân!”

Cá nhân hóa việc phân phối các nguồn lực liên bang là phong cách quen thuộc của Trump, do đặc trưng nghề nghiệp kinh doanh đòi hỏi ưu tiên tiếp thị, ngay cả khi một số công ty của ông phá sản.

Tổng thống ghi tên mình vào các tòa nhà chọc trời, sòng bạc, sân golf, cũng như quần áo, rượu vang, rượu vodka, nước đóng chai, bít tết, đồ nội thất, và thậm chí cả máy bay - bất cứ điều gì có thể để mở rộng thương hiệu Trump.

“Donald Trump đã dành cả đời để tiếp thị bản thân và các sản phẩm gắn liền với chính mình, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi ông sẽ tiếp cận theo cách tương tự”, theo David Axelrod, người từng là cố vấn cấp cao của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Ông Axelrod nói thêm, “ngay cả trong những cuộc họp báo, ý chính của Trump đều xoay quanh khẳng định: đây là những gì tôi đang làm cho bạn, mọi người đều hạnh phúc. Ông ấy là một người tự quảng cáo điên cuồng”.

“Ông ấy cá nhân hóa mọi khoảnh khắc hiện giờ bởi vì đó là cách Trump luôn làm trong 73 năm cuộc đời mình. Tổng thống là chủ nhân trong lĩnh vực của mình, ai không hài lòng sẽ phải rời sân chơi của Trump”, Timothy O'Brien, tác giả cuốn tiểu sử "Trump Nation", cố vấn chiến dịch tranh cử của cựu thị trưởng New York Mike Bloomberg, lớn tiếng phê bình.

Trump nhận được "o bế" từ các trợ lý trong việc duy trì câu chuyện kể rằng ông chịu trách nhiệm cá nhân về bất cứ điều gì chính phủ liên bang đang làm, từ cố gắng kiềm hãm virus đến cứu mạng sống người dân.

Phó Tổng thống Pence, thành viên nội các, sĩ quan quân đội xuất hiện trong các cuộc họp giao ban hàng ngày về virus Corona nhanh chóng quy hành động của chính phủ nhờ vào công Tổng thống.

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo về tình hình dịch virus Corona, Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 16/03/2020. Ảnh: Leah Millis/Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo về tình hình dịch virus Corona, Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 16/03/2020. Ảnh: Leah Millis/Reuters.

Ngay cả tiến sĩ chỉ đạo lực lượng đặc nhiệm chống virus Corona của Nhà Trắng - Anthony S. Fauci và Deborah Birx - cũng đã có lúc tham gia dàn hợp xướng.

Nhưng khi mọi thứ trở nên tồi tệ, chẳng hạn như sự cạn kiệt nguồn cung cấp y tế ở New York và nhiều điểm nóng khác, Trump nhanh chóng trốn tránh trách nhiệm hoặc tuyên bố thiếu hiểu biết. Theo ông, vấn đề này và các vấn đề khác là do kế hoạch kém cũng như khả năng lãnh đạo yếu kém của quan chức bang hay địa phương.

Khi được người dẫn chương trình Sean Hannity đặt câu hỏi trong tuần này trên Fox News về một số bang phản đối mạnh mẽ chính quyền trong việc cung cấp máy thở, Trump khoe khoang về những gì ông đã làm cho New York và New Jersey, đồng thời buộc tội những bang không được nêu tên khác.

“Một số thống đốc không làm tốt công việc”, Trump nói với Hannity. “Nhưng bạn thấy đấy, đó là do tuổi tác và kinh nghiệm. Tôi sẽ không làm nhàm chán chương trình tối nay của bạn với việc gọi tên họ”.

(Theo Washington Post)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất