| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc 'ôm nợ' vì tham vọng tàu cao tốc

Thứ Tư 11/10/2017 , 11:10 (GMT+7)

Để phục vụ sáng kiến “Vành đai, con đường”, Trung Quốc đã thúc đẩy các dự án xây dựng đường sắt cao tốc ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều dự án hiện đang rơi vào cảnh đình trệ, trong khi trong nước, Tập đoàn Đường sắt nước này (CRG) điêu đứng vì nợ đọng.

Chi phí đắt đỏ

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) mới đây cho biết, dự án xây dựng tuyến tàu cao tốc Côn Minh, tây nam Trung Quốc, với thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ không thể triển khai đúng tiến độ.

Chi phí đắt đỏ khiến các dự án tàu cao tốc của Trung Quốc ở nước ngoài chậm tiến độ

Giai đoạn một của dự án, có giá trị 5,2 tỉ USD, xây dựng tuyến đường dài 250km từ thủ đô Bangkok tới tỉnh Nakhon Ratchasima ở đông bắc Thái Lan theo kế hoạch sẽ khởi công vào tháng 11 tới, sẽ phải hoãn lại chậm nhất qua năm 2018. Lý do theo tiết lộ của truyền thông Thái Lan, do dự án chưa đáp ứng được điều kiện về môi trường. Theo thoả thuận giữa đôi bên, Thái Lan là chủ dự án, chịu trách nhiệm xây dựng còn Trung Quốc phụ trách thiết kế, cung cấp kỹ sư, hệ thống đường sắt và thiết bị.

Trên thực tế, dự án này từng bị trì hoãn, và đôi bên đã phải tiến hành 20 cuộc đàm phán mới giải quyết được những bất đồng. Theo SCMP, tuyến đường sắt này chỉ là đoạn nhỏ trong dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 1.260km, nối Bangkok với Côn Minh như nói trên, được công bố từ năm 2014.

Việc vướng mắc các quy định địa phương cũng là lý do khiến các dự án xây dựng tuyến tàu cao tốc khác của Trung Quốc, như tại Indonesia, bị đình trệ. Cụ thể, dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc, nối thủ đô Jakarta của Indonesia với vùng Bandung đã bị hoãn tới 2 năm. Bên cạnh đó, một lý do khác không kém phần quan trọng khiến kế hoạch “xuất khẩu” tàu cao tốc của Trung Quốc ra nước ngoài chậm tiến độ là chi phí.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí xây dựng 1km đường sắt cao tốc của Trung Quốc vào khoảng 17-21 triệu USD, thấp hơn so với mức 25-39 triệu USD/1km ở châu Âu. Tuy nhiên, mức giá này vẫn là quá cao, chưa bàn đến vấn đề chất lượng. Với dự án tuyến đường nối Bangkok-Nakhon Ratchasima ở Thái Lan, chi phí ban đầu Trung Quốc đưa ra là 16,9 tỉ USD (560 tỉ bạt), nhưng sau khi bị chê quá cao, dự án giảm “sốc” xuống hơn 2/3, chỉ còn khoảng 5,2 tỉ USD (179 tỉ bạt). Dự án đường sắt Jakarta-Bandung trong khi đó đối diện tình trạng tăng giá từ 5,2 tỉ USD lên 6 tỉ USD với lý do thay đổi thiết kế, gia tăng chi phí đền bù đất.

Ngoài các lý do trên thì những biến động chính trị cũng tác động đáng kể tới tốc độ dự án đường sắt cao tốc ở nước ngoài Bắc Kinh triển khai. Ví dụ như năm 2011, RGG đã phải huỷ dự án đường sắt cao tốc trị giá 3,55 tỉ USD từ Tripoli tới Sirte, quê nhà của cựu lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafy do cuộc nội chiến bùng phát ở Lybia. Năm 2014, một dự án tương tự của Mexico ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do nghi ngờ tính minh bạch. Hay như hồi năm ngoái, dự án đường sắt cao tốc dài 468km của Trung Quốc ở Venezuela cũng vỡ vì cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này.
 

Ôm nợ vì muốn nhanh hơn thế giới

Tình hình trong nước cũng gây nhiều quan ngại đối với giới chức đường sắt Trung Quốc. Theo ước tính, các tuyến đường sắt Trung Quốc xây dựng từ năm 2005 đến nay hiện có tổng chiều dài 20.000km. Trong kế hoạch tới năm 2020, Trung Quốc sẽ có thêm 10.000km đường sắt cao tốc.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao, khoản nợ của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) đang phải “ôm” lên tới hơn 700 tỉ USD. Chi phí tăng trong khi doanh thu giảm khiến cho nhiều tuyến đường sắt ở Trung Quốc đã tăng giá vé, có nơi lên tới 20%-60%. Chính phủ Trung Quốc đã phải hỗ trợ cho CRG.

Do chạy tiến độ, một số tuyến đường sắt của Trung Quốc bị đặt trong báo động về mức độ an toàn. Năm 2011, một vụ va chạm giữa 2 tàu cao tốc ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang khiến 40 người thiệt mạng, hơn 200 người khác bị thương.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm