Hiện tại, chỉ một phần ba tổng nhu cầu được đáp ứng với các phương tiện lưu kho sẵn có. Đầu tư vào khu vực tư nhân sẽ không chỉ giúp giảm thiểu thâm hụt nguồn cung này mà còn mang lại cơ hội học hỏi về bí quyết bảo quản cho nông dân địa phương.
Thỏa thuận vận chuyển tiềm năng này giữa hai quốc gia sẽ có lợi cho các công ty thương mại địa phương ở cả hai bên.
Khi Hành lang kinh tế Pakistan – Trung Quốc CPEC đang bắt đầu giai đoạn hai với trọng tâm là hợp tác công nghiệp, các nhà đầu tư Trung Quốc được trao các cơ hội để làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, Gwadar Pro đưa tin hôm 13/3.
Bộ Nghiên cứu và An ninh Lương thực Quốc gia Pakistan (MNFSR) trong Chính sách An ninh Lương thực năm 2018 dự kiến 9 khu vực phát triển nông nghiệp dọc theo CPEC để phát triển các cụm và cơ sở hạ tầng bằng cách khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp và hợp tác.
Báo cáo cho biết, các kế hoạch xử lý đất theo sáng kiến CPEC sẽ giúp tăng hiệu quả và năng suất của ngành trồng trọt bằng cách chuyển đổi các vùng đất có năng suất thấp và trung bình thành vùng đất có năng suất cao hơn bằng cách tăng cường sử dụng hạt giống.
Với sự phát triển của CPEC và việc thành lập Nền tảng Thông tin Hợp tác Công nghiệp và Nông nghiệp Trung Quốc-Pakistan, nông nghiệp Pakistan đang trở thành mảnh đất cơ hội cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Báo cáo từ Nền tảng Thông tin Hợp tác Nông nghiệp và Công nghiệp Trung Quốc-Pakistan cho thấy ngành nông nghiệp ở Pakistan chứng tỏ được khả năng phục hồi bất chấp tác động của Covid-19, ghi nhận mức tăng trưởng 2,67%, cao hơn mức 0,58% của năm ngoái.
Báo cáo cho biết thêm, Pakistan là quốc gia sản xuất cam quýt lớn thứ 12 với sản lượng hàng năm 2,5 triệu tấn (MT) và dự kiến tăng trưởng với tốc độ lũy kế hàng năm CAGR là 2% cho đến năm 2024.
Trong 6 năm qua, xuất khẩu trái cây của Pakistan đã tăng với tốc độ lũy kế hàng năm CAGR là 4,4%, chủ yếu được vận chuyển đến các nước vùng Vịnh, Nga và Afghanistan.
Chăn nuôi đóng góp khoảng 11,7% GDP của Pakistan và có 60,6% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp.
Chăn nuôi Pakistan tự hào có nguồn tài nguyên dồi dào với quy mô đàn lớn thứ 2 thế giới về Trâu, lớn thứ 7 về Bò, lớn thứ 4 về Dê và lớn thứ 12 về Cừu. Hơn nữa, Pakistan là một quốc gia thích ăn thịt với mức tiêu thụ thịt đỏ bình quân đầu người là 8,4 kg/năm.
Với xu hướng ngày càng tăng đối với vấn đề vệ sinh và tầng lớp trung lưu gia tăng của Pakistan, điều này dự kiến sẽ tăng trong những năm tới. Đến năm 2029, cả sản xuất và tiêu thụ thịt dự kiến sẽ tăng 25%.