| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc thành công phục hồi sinh thái thảm cỏ biển

Thứ Bảy 29/07/2023 , 06:05 (GMT+7)

Thảm cỏ biển lưu trữ các bon hiệu quả hơn 90 lần so với rừng. Cả cộng đồng cỏ biển và sinh vật gắn liền với nó đều có thể cô lập các bon thông qua quá trình quang hợp.

Mùa hè đến trùng với thời điểm hạt cỏ biển chín, và đó là thời điểm các nhà nghiên cứu Trung Quốc thu thập hạt giống dưới nước, xử lý các nhánh sinh sản của chúng và sau đó thả chúng trở lại biển dọc theo bán đảo Giao Đông, tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đợi đến tháng 8, họ đưa hạt lên bờ một lần nữa để nảy mầm ở nhiệt độ thấp. Khi mùa thu đến, những hạt cỏ biển được trả lại cho đại dương.

Khi mùa thu đến, những hạt cỏ biển được trả lại cho đại dương.

Khi mùa thu đến, những hạt cỏ biển được trả lại cho đại dương.

Toàn bộ quá trình này đã diễn ra trong 17 năm, trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu đã đạt được tỷ lệ giữ lại của hạt cỏ biển tăng gấp 13 lần, đồng thời tăng gấp đôi tỷ lệ nảy mầm của hạt.

Cỏ biển là thực vật hạt kín duy nhất trên trái đất có thể nảy mầm, ra hoa và kết hạt hoàn toàn trong môi trường nước biển. Đây là môi trường sống và nơi sinh sản quan trọng của nhiều loại sinh vật biển, có chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Cá, tôm, cua có thể đẻ trứng, sinh sản, kiếm ăn và sống trong các thảm cỏ biển.

Cỏ biển phân bố rộng rãi ở vùng nước ven biển trên toàn thế giới ngoại trừ Nam cực. Ở Trung Quốc, cỏ biển phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới - cận nhiệt đới bao gồm vùng biển từ Hải Nam đến Phúc Kiến và vùng biển ôn đới bao gồm vùng biển Sơn Đông, Hà Bắc, Thiên Tân và Liêu Ninh.

Zhang Peidong, giáo sư tại Đại học Thủy sản thuộc Đại học Hải dương Trung Quốc cho biết, khi cỏ biển tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường biển, điều hòa khí hậu toàn cầu và cải thiện chất lượng nước.

Thảm cỏ biển lưu trữ các bon hiệu quả hơn 90 lần so với rừng. Cả cộng đồng cỏ biển và sinh vật gắn liền với nó đều có thể cô lập các bon thông qua quá trình quang hợp.

Zhou Yi, nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học cho biết, mặc dù sự phân bố toàn cầu của thảm cỏ biển chiếm chưa đến 0,2% diện tích đại dương, nhưng khả năng lưu trữ các bon hàng năm của chúng có thể lên tới 15% tổng lượng các bon biển toàn cầu. Trong khi đó, thảm cỏ biển còn có các chức năng sinh thái như giảm axit hóa nước biển và giảm nhẹ thiên tai bằng cách bảo vệ các đập.

Mặc dù vậy, với cường độ khai thác và sử dụng đại dương ngày càng tăng, các thảm cỏ biển toàn cầu đã bị suy giảm nhanh chóng với tốc độ 7% mỗi năm, do cả hoạt động của con người và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Khoảng 29% thảm cỏ biển đã biến mất trên toàn thế giới, theo một báo cáo từ Tạp chí Khoa học và Công nghệ.

Zhou cho biết khi các thảm cỏ biển bị suy thoái, chúng sẽ hấp thụ ít CO2 hơn và giải phóng nhiều CO2 bị giữ lại trong trầm tích hơn. Quá trình này trở thành một nguồn CO2 mới thúc đẩy biến đổi khí hậu và làm tăng quá trình axit hóa đại dương.

Tại đáy Hồ Thiên Nga ở thành phố Vinh Thành, Sơn Đông, gần 80% thảm cỏ biển đã được phục hồi. Công nghệ phục hồi do Zhang và cộng sự phát triển đã được áp dụng thành công trong việc khôi phục và bảo tồn các thảm cỏ biển rộng 20.000mu (khoảng 1.333ha), tương đương với việc trung hòa lượng khí thải của khoảng 400.000 ô tô.

Trung Quốc có gần 26.500ha thảm cỏ biển. Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi sinh thái thảm cỏ biển dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay.

(Theo Chinadaily)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất