| Hotline: 0983.970.780

Từ chối cả bao tiền để dành đất thả dê, trở thành tỷ phú người Mường

Thứ Sáu 17/06/2016 , 08:00 (GMT+7)

Thời sốt đất, người ta khuân cả bao tải tiền lên để mua đất nhưng ông lắc đầu. Lúc đó, nhiều người bảo ông "dở hơi", nay họ trở thành người đi làm thuê, còn ông thong dong mỗi ngày ra vườn "hái" tiền.

Sờ chỗ nào cũng ra tiền

Ngôi biệt thự đồ sộ mọc dưới chân núi Tản là của gia đình ông Quách Văn Long thôn Oản Xôi, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ông Long được coi là tỷ phú của người Mường nơi đây. Ông xây được nhà tiền tỷ và vẫn có nhiều tỷ để ngoài rừng. Bí quyết của ông Long thật đơn giản, giữ đất để sản xuất, đầu tư khai thác, chứ không bán.

Xã Yên Bài vừa lùm xùm chuyện xây dựng cả loạt biệt thự không phép trên đất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất mà các đơn vị này cải tạo thành khu du lịch là do bà con người Mường ở nơi đây chuyển nhượng lại. Tất nhiên là họ mua gom, mua dần của bà con.

Giai đoạn sốt đất 2008 - 2010, hầu như bà con nơi đây ai cũng bán gần hết đất cho các ông chủ từ Thủ đô Hà Nội lên mua.

Sót lại trong ma trận biệt thự nghỉ dưỡng đó, có một ngôi biệt thự của gia đình ông Long lại do người bản địa tự xây trên đất thổ cư của gia đình. Gia đình ông Long là hộ duy nhất không bán đất mà lại bắt đất "đẻ" ra tiền.

Ông Long là người Mường. Gia đình ông sống ở đất này đã nhiều đời. Người đàn ông ở đất Mường từng dắt dao bên hông, vác nỏ trên vai đi săn, giờ sống an nhàn bên ngôi biệt thự tiền tỷ vừa xây.

Dáng người to đậm, khuôn mặt hiền từ, nom ông lành như chính núi non xứ Mường vậy. Gặp khách, ông tay bắt mặt mừng như đón người thân trong gia đình đi xa lâu mới về. Cái dáng an nhàn của một lão nông mà ông có được, ít người ở đất Mường có được. Nói về ngôi biệt thự vừa xây, ông Long bảo: "Hết có hơn tỷ. Tiền từ rừng ra cả đấy anh à".

Chưa kịp nói hết câu chuyện, ông Long mời tôi đi thăm cái “cỗ máy” kiếm tiền của gia đình. Từ ngôi biệt thự hoành tráng của ông ra tới bìa rừng cách chừng vài phút đi bộ. Xung quanh nhà, đường nước dẫn từ đỉnh núi về chảy suốt ngày đêm, gia đình ông thỏa sức sinh hoạt và chăn nuôi.

Vừa đi, ông Long vừa giới thiệu về cái cách làm ăn đầy bền vững của gia đình, hiện nhà ông có 40 con dê. Lúc nhiều lên đến cả trăm con, vừa rồi xây nhà, ông đã bán mất nửa đàn.

Ông Long chia sẻ: Trong số các con vật, nuôi dê là nhàn nhất. Trưa mình mở cửa chuồng, tối chúng tự về nhà. Cái giống này đầu tư một vốn bốn lời. Dê mắn đẻ, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con. Ở đây có nhiều cỏ, rừng rộng, tôi nuôi 1 năm là dê đạt trọng lượng 30 - 40 kg/con. Giá bán hiện tại là 140 nghìn đồng/kg, như vậy, mỗi con dê lãi ít nhất 4 đến 5 triệu đồng. Giống này lại dễ bán, thương lái suốt ngày gọi điện hỏi xem có dê bán hay không. Với 20ha đất của gia đình tôi có thể nuôi được 400 - 500 con dê, thu trăm triệu đồng chứ không ít.

Cách nhà khoảng hơn cây số là một thung lũng rộng, quanh năm nước tuôn chảy đây cũng là đất của nhà ông Long. Người con trai của ông vừa xây dựng cả hệ thống chuồng trại nơi đây. Cậu này tính sẽ tiếp tục nhân rộng đàn bò lên 40 - 50 con.

“Cả khu đất nhà tôi chỉ cần án ngữ, rào lại con đường chính thế là đàn trâu, đàn bò thỏa sức đi ăn. Sáng chúng vào rừng ăn, tối chúng tự về. Giờ tôi còn ít vốn, chứ đất này thả con gì ra là có tiền thu về”, ông Long tự hào khoe.

img-8025150154456
Ngôi biệt thự bề thế của gia đình ông Long đang hoàn thiện

 

Quả thực, ít ai có được vùng đất thuận lợi như gia đình ông Long. 20ha của gia đình ông nằm chọn dưới chân núi Tản. Quanh năm có suối nguồn tuôn chảy. Rừng rộng mênh mông nên rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và trồng rau sạch. Nói như ông Long, giờ đây cứ mở mắt ra là bố con tôi sờ đâu cũng ra tiền.

5 tỷ cũng lắc đầu

Giờ đây cơn sốt đất đã qua đi, những gia đình bán đất đã xây được nhà cao cửa rộng, mua được xe máy đẹp. Và theo đó toàn bộ phần đất cha ông để lại cho họ đã “hóa” xong. Giờ họ lại là người đi làm thuê cho chính những người mua đất của mình. Trong khi đó, đời sống của gia đình ông Long ngày càng khấm khá hơn.

“Giai đoạn đó sao ông không bán đất?”, nghe tôi hỏi vậy, ông Long bỗng trầm tư hơn. Rồi, ông thủng thẳng: "Quả là lúc đó, nhìn mọi người cầm tiền tỷ, gia đình tôi cũng lung lạc lắm. Đất Mường khi đó nói đến chuyện tiền tỷ nhẹ tựa lông hồng. Có tiền trong tay là mọi người lao vào xây dựng ồ ạt, mua sắm xả phanh, bù lại bao đời “đầu tắt mặt tối”, kiếm từng đống toát mồ hôi… Có người đến nhà tôi sẵn sàng đặt 5 tỷ đồng để mua lại toàn bộ 20ha đất nhưng tôi không đồng ý bán. Tôi cũng đã khước từ rất nhiều lời đề nghị của các đại gia “ôm” tiền tỷ đến nhà".

Suy nghĩ của ông Long khi đó, nhiều người cho là dở hơi. Nghe lời ông Long, các con của ông chịu khó làm lụng và học hành cho nên người. Giai đoạn đó, kinh tế gia đình ông không lấy gì làm khá giả. Ông ở trong ngôi nhà sàn cũ kĩ được dựng cách đây mấy chục năm. Ngày ngày ông trồng cây, gây rừng, chăn nuôi lợn, bò, dê… Nhờ có đất và sự chịu thương, chịu khó, đời sống gia đình ông khấm khá lên từng ngày. Các con ông được ăn học đến nơi, đến chốn.

Bên ngôi nhà rộng rãi, khang trang, ông Long còn kể, những năm trước, bà con người Mường sống dưới chân núi Tản gặp nhiều khó khắn lắm. Cái đói, cái nghèo đeo bám. Ước mơ ngày ba bữa no cũng còn khó, chứ chưa nói gì đến chuyện làm giàu. Từ khi sáp nhập vào Thủ đô, đường sá mở tới đất này. Nơi ở của bà con người Mường bỗng dưng có giá. Người ở khắp nơi đổ về hỏi mua đất. Họ đã hiểu được giá trị của vùng đất thiêng này, họ mua đất để làm du lịch sinh thái.

img-8029150154506
Nhờ giữ được rừng mà gia đình ông Long có thể phát triển sản xuất theo nhiều cách

 

Giờ đây, cứ cuối tuần là dân nội thành kéo lên bản Oản Xôi du lịch rất đông. Gia đình ông Long cũng không bỏ qua cơ hội này. Bố con ông đã mạnh dày công xây bể bơi, dẫn nước suối về cho du khách tắm. Họ đến “ăn chơi” khi về còn mua rau rừng, mua lợn, mua gà của gia đình ông. Nhất là trong những năm gần đây, nhu cầu rau sạch tăng lên chóng mặt, những sản vật nơi gia đình ông bỗng dưng có giá. Tiền từ đâu cứ theo đó mà chảy về khiến ông vui lắm.

Bây giờ đây, người dân trong thôn đã nhìn nhận ra cái quyết định không bán đất của bố con ông Long là sáng suốt. Ông không những nâng được giá trị đất lên mà giá đất vẫn cứ không ngừng tăng, bởi lẽ bà con trong thôn không ai còn đất mà bán nữa. Ông Long vẫn cứ giữ lập trường làm sao khai thác tối đa tiềm năng mà 20ha đất đã phủ kín rừng mà gia đình ông giữ được.

Ông Long bảo, có rừng, nuôi con dê, con bò, thả con lợn, con gà… lúc nào cũng có tiền tiêu rủng rỉnh. Tiền tỷ là ở đó, chứ mình việc gì phải đi kiếm tìm ở đâu xa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm