| Hotline: 0983.970.780

Từ một câu nói đùa...

Thứ Tư 29/01/2014 , 22:03 (GMT+7)

Lựa chọn những chi tiết hay nhất về anh để viết 1 trang báo. Quả không đơn giản. Bởi, anh hiện là diễn giả nổi tiếng nhất Việt Nam và được thế giới biết đến, diễn giả Trần Đăng Khoa.

Lựa chọn những chi tiết hay nhất về anh để viết 1 trang báo. Quả không đơn giản. Bởi, anh hiện là diễn giả nổi tiếng nhất Việt Nam và được thế giới biết đến, diễn giả Trần Đăng Khoa. Bởi, những gì tuổi thơ anh đã trải qua, những việc anh đã và đang làm, có thể viết hàng ngàn trang báo! Bởi, anh đã làm được những điều tưởng như chỉ có trong trí tưởng tượng của con người… 

NHƯ MỘT PHÉP MÀU

Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng, Khoa cũng đã dành cho tôi ít phút vào một chiều cuối năm, khi thành phố đã lên đèn. Và, câu chào của Khoa là: “Mong anh thông cảm, vì tôi làm việc 18 tiếng 1 ngày nên hôm nay mới gặp anh được, mà lại gặp ngoài giờ thế này”.



Diễn giả Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa sinh năm 1981 trong một gia đình công chức nghèo ở Q.11, TPHCM. Khoa lớn lên trong khỏe mạnh và tình yêu thương của cha mẹ được 3 tháng thì bất ngờ tai họa giáng xuống. Khoa là một trong số hàng ngàn đứa trẻ bị viêm màng não cấp vì “đại dịch phấn rôm giả” năm 1981. “Trận “đại dịch” này đã cướp đi hàng trăm sinh mạng của những đứa trẻ. Có lẽ, nhờ tình thương, nhờ niềm tin mãnh liệt của mẹ, nhờ dòng sữa ngọt ngào của mẹ mà tôi thoát lưỡi hái tử thần”, Khoa kể trong niềm xúc động.

Năm 6 tuổi, vì gia đình vẫn còn rất khó khăn, nên Khoa chỉ được học tại một ngôi trường bình dân cũ kĩ, nằm sâu trong hẻm nhỏ ở xóm lao động nghèo. Hằng ngày, trời mưa cũng như nắng, Khoa phải lội bộ một quãng đường dài để đến trường với chiếc cặp sách không dây đeo, hỏng quai, hỏng khóa và hai bộ đồ nhàu cũ để thay đổi suốt năm học.

“Tôi nhớ hồi đó, lâu lâu được mẹ cho ít tiền, tôi vào hàng phở ven đường, đứng tần ngần một hồi mới dám kêu một tô “đặc biệt”: không thịt, ít bánh, nhưng nhiều nước để no và để… đủ tiền trả. Cái thói quen ăn phở rồi húp cạn nước có từ tuổi thơ nghèo khó ấy vẫn theo tôi đến tận hôm nay”, Khoa kể.

Những năm đầu đi học, Khoa từng bị đánh giá một học sinh chậm tiến, thậm chí bị coi là “đầu đất” với thành tích học tập chẳng đến đâu. Không chỉ thế, cậu còn “nghiện” đánh lộn với các bạn trong trường, trong lớp. Vậy mà, 6 năm sau đó, Khoa bỗng trở thành một “thần đồng” Toán học trước con mắt ngỡ ngàng của thầy cô và bạn bè.

“Năm lớp 5, tôi may mắn được thầy giáo chủ nhiệm chọn đi thi học sinh giỏi Toán cấp quận. Tôi được chọn không phải vì học giỏi mà chỉ đơn giản là tôi chưa bị lưu ban lần nào. Và, tôi may mắn đậu vớt vì có một bạn bỏ đội tuyển. Vậy là, vô tình tôi trở thành học sinh đầu tiên của trường đậu học sinh giỏi Toán cấp quận.

Động lực khiến tôi lao đầu vào học bằng niềm đam mê… đi chơi của mình là được đi máy bay ra Hà Nội thi học sinh giỏi cấp Quốc gia chứ không phải danh hiệu học sinh giỏi cấp quốc gia. Mặc dù, mẹ không phải là người được học hành đầy đủ nhưng với tôi, mẹ là một “giáo sư” về tình thương. Trong khi tôi chưa đạt được thành quả gì thì mẹ đã luôn tin tưởng và khích lệ: “Con của mẹ nhất định sẽ phải trở thành một tài năng toán học”. Mẹ gieo vào trong tâm trí tôi hạt giống niềm tin cho đến khi chính tôi cũng tin rằng: mình sẽ phải trở thành một tài năng Toán học", Khoa nhớ lại.


Trần Đăng Khoa đang truyền cho giới trẻ Việt Nam những kỹ năng sống trong 
một buổi diễn thuyết

Tốt nghiệp PTTH loại xuất sắc ở trường chuyên Lê Hồng Phong, Khoa được tuyển thẳng vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Sau đó không lâu, anh lại dự thi và đậu vào Trường Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore – NUS, 1 trong 30 trường đại học hàng đầu thế giới), tiếp tục những năm tháng vừa học vừa làm vô cùng vất vả. 

KHÔNG NGỪNG ƯỚC MƠ

“Tôi từng làm tại nhiều vị trí khác nhau trong các Cty có quy mô nhỏ, vừa và lớn ở Singapore. Từng bị Cty quỵt tiền lương, phải sống trong cảnh thiếu thốn suốt một thời gian dài. Từng ba lần thất bại trong kinh doanh. Nhưng, chưa khi nào tôi từ bỏ ý nghĩ: phải sống vì ước mơ của mình”, Khoa nói.

“Khi còn bé, tôi thường đánh nhau với các bạn cùng lứa. Tôi nhận ra, người thắng không phải là người mạnh nhất mà là người chịu đòn giỏi nhất.

Đó cũng là nguyên lý cuộc sống, vấn đề không phải số lần bạn vấp ngã mà là bạn chịu đựng được bao nhiêu lần vấp ngã rồi đứng lên. Trên đường đến với ước mơ, cho dù có vấp ngã, nhưng nếu bạn chưa bao giờ cho phép mình bỏ cuộc, thì bạn chưa bao giờ thật sự thất bại”, Trần Đăng Khoa.

Tôi hỏi: “Vì sao anh lại từ bỏ một công việc trong một tập đoàn viễn thông lớn ở Singapore với lương khủng để về quê hương bằng 2 bàn tay trắng?”. Khoa cười: “Không những tôi không về tay trắng mà trái lại, tôi mang về rất nhiều. Đó là một cái đầu đầy ắp kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và một trái tim khát khao được cống hiến cho đất nước, con người Việt Nam…

Có lần, tôi hỏi một sinh viên Singapore: “Nếu như tất cả mọi người trên đất nước bạn đều khao khát làm chủ hoặc lãnh đạo thì ai làm công?”. Cậu ta nói ngay: “Người Việt Nam”. Tôi biết, đó chỉ là câu nói đùa, nhưng câu nói đùa ấy đã khiến tôi suy nghĩ, trăn trở rất nhiều. Và từ đó, tôi luôn nung nấu ý định phải trở về để đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của quê hương. Tôi muốn thay đổi cách nhìn về Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới".

Có lẽ, khát khao đóng góp cho quê hương của Khoa thể hiện rõ nhất ở việc anh tìm mọi cách để có được cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!”, cuốn sách bán chạy nhất ở Singapore nhiều năm liền của Adam Khoo, để mang về truyền bá trong giới trẻ Việt Nam. Khoa tâm sự: “Một quyển sách hay như thế nếu được xuất bản tại Việt Nam thì có thể sẽ giúp cho nhiều học sinh, sinh viên có được những kỹ năng sống và phương pháp học tập tuyệt vời”.


Trần Đăng Khoa và cuốn sách mới nhất của anh

Và mặc dù Adam Khoo không có ý định bán bản quyền tiếng Việt “đứa con tinh thần” của mình, nhưng thấy tâm huyết của Khoa, tác giả cuốn sách nổi tiếng này đã quyết định phá lệ, bán cho Khoa với số tiền khá lớn. “Sau khi mua bản quyền, tôi thuyết phục Adam cho phép tôi thay đổi khoảng 30% nội dung trong sách để nó mang “hồn Việt”, phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ và hệ thống giáo dục Việt Nam. Và, qua 6 bản nháp, cùng nửa năm trời lao động miệt mài, cuốn sách mới hoàn thành”, Khoa kể tiếp.

Khi tôi hỏi “10 năm sống, học tập và làm việc tại Singapore, anh có cảm nhận gì về đất nước này?”, Khoa đáp ngay: “Đó là một đất nước khá đặc biệt. Lớp trẻ được giáo dục bằng cách gieo vào lòng niềm tự hào về những thành quả ngay trước mắt chứ không bám vào quá khứ. Và, đất nước nhỏ bé này có nhiều cái nhất thế giới: hệ thống giao thông tốt nhất, một trong những nước có môi trường kinh doanh tốt nhất, có đài phun nước lớn nhất thế giới từng có năm thu nhập bình quân đầu người cao nhất… Họ đã tạo nên cái gọi là “niềm tự hào Singapore”, đã thành công và vẫn đang nỗ lực không ngừng để thành công hơn”.

“Tháng 2/2009, vượt qua vô vàn khó khăn, cuối cùng TGM Corporation của Trần Đăng Khoa cũng ra đời với… 4 nhân sự. Tháng 6/2009, khóa học “Tôi tài giỏi! Bạn cũng thế!” kết thúc đã tạo tiếng vang lớn. Năm tháng sau, TGM mở rộng từ TP.HCM ra Hà Nội. Tháng 7/2010, tất cả những quyển sách do TGM phát hành đều lọt vào danh sách bán chạy nhất. Hiện nay, đội ngũ nhân lực của TGM đã tăng lên gần 200 người, diện tích văn phòng và đào tạo từ 12m2 ban đầu giờ là 1.500m2…”

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm