| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: 25 ha rừng bị chết héo

Thứ Tư 07/08/2019 , 09:57 (GMT+7)

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang, tỉnh này đã ghi nhận 25 ha rừng keo, bạch đàn bị chết héo không thể khôi phục.

Diện tích rừng bị chết chủ yếu là rừng trồng từ 2 đến 3 năm tuổi, trong đó có 18 ha keo và 7 ha bạch đàn, tập trung tại huyện Yên Sơn và Sơn Dương.

Diện tích keo chết tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương 

Qua kiểm tra thực tế, cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang xác nhận, nguyên nhân chủ yếu là do đất canh tác nhiều chu kỳ (2 đến 3 vụ thu hoạch) nên ủ nấm bệnh trong đất; diện tích bị bệnh chủ yếu trên núi cao nên việc kiểm tra, xử lý gặp khó khăn. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do giống không đảm bảo chất lượng, nhất là giống bạch đàn.

Diện tích keo chết chủ yếu tập trung ở những vườn 2 đến 3 năm tuổi.

Bà Trần Thị Lịch, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang cho biết, trước thực trạng keo chết, ngành chức năng đã cho phương án thanh lý, tận thu và yêu cầu các tổ chức, cá nhân xử lý thực bì để thực hiện trồng lại bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao.

Chi cục đã phân công cán bộ phụ trách cơ sở tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến hại chết héo trên cây keo, bệnh đốm lá trên bạch đàn, khoanh vùng rừng bị bệnh, hướng dẫn chủ rừng áp dụng biện pháp phòng chống bệnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng xảy ra tình trạng keo chết đồng loạt với diện tích hơn 500 ha.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.