| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Méo mặt vì giống lúa J99

Chủ Nhật 03/11/2019 , 10:49 (GMT+7)

Vụ mùa năm nay nhiều hộ dân xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) méo mặt vì mất mùa bởi giống lúa J99.

Trên cùng 1 mảnh ruộng cấy giống J99 ở xã Thượng Ấm xuất hiện nhiều loại lúa khác nhau.

Gia đình bà Hà Thị Ngát, thôn Đồng Bèn 1, cùng nhiều hộ dân trên địa bàn xã Thượng Ấm bức xúc về việc giống lúa J99 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh năng suất không như cán bộ khuyến nông tuyên truyền từ đầu vụ.

Bà Ngát cho biết, đầu vụ mùa, cán bộ khuyến nông của xã đem giống J99 về tập trung bà con tư vấn, nghe nói năng suất cao nên bà con đăng ký mua. Tuy nhiên, sau 1 thời gian chăm sóc, đến khi được thu hoạch, nhìn đồng lúa J99 không tốt như mong đợi, lại lẫn nhiều giống khác nhau, trỗ bồng không đều, tỷ lệ lép cao bà rất buồn.

Những vụ trước, gia đình bà Ngát cấy giống lúa BC15 sẽ đạt hơn 2,5 tạ/sào. Nhưng năm nay không biết liệu có được 1 tạ/sào? Hơn nữa, thửa ruộng trên là do nhà bà thuê đất để gieo cấy với hi vọng có lúa để ăn. Nhưng vụ này mất mùa, lúa để ăn của gia đình bà còn thiếu chứ chưa kể đến chuyện trả tiền cho người cho thuê đất.

Gia đình ông Lương Tiến Hạng, thôn 8, xã Thượng Ấm vụ năm nay có 8 sào lúa thì cấy 6 sào cấy giống lúa giống J99. Đầu vụ, gia đình ông đăng ký với cán bộ khuyến nông xã mua 10kg giống J99. Những vụ trước, 8 sào lúa thường cho hơn 1 tấn lúa. Nhưng vụ này thì thất thu nặng. Ông bảo, nhà nông chỉ dựa chủ yếu vào cây lúa, mà mất mùa thế này dân khổ quá.

Ông Lương Tiến Hạng, xã Thượng Ấm cho biết: Cấy giống lúa J99 khiến vụ này gia đình ông thất thu.

Trước thực trạng phản ánh của người dân, PV Báo NNVN đã trao đổi với lãnh đạo UBND xã và cán bộ khuyến nông xã Thượng Ấm. Các vị này đều thừa nhận có vụ việc như trên. Vụ mùa năm 2019, xã có 2 ha cấy giống lúa J99 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh với 40 hộ đăng ký 300 kg lúa giống tại các thôn Cây Đa, Cây Phay, Đồng Bèn 1, Đồng Bèn 2. Trong đó có khoảng 1 ha bị lẫn nhiều loại lúa trên cùng một diện tích gieo cấy.

Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Thượng Ấm cho biết, người dân trong xã chủ yếu làm nghề nông. Hằng năm khuyến nông huyện đều đưa các giống mới vào trồng tại địa phương. Giống lúa J99 là giống mới, khi đưa vào gieo trồng không đảm bảo chất lượng khiến nhiều hộ dân bức xúc.

"Khi nhận được các thông tin của dân, chính quyền xã đã báo với phía công ty từ khi lúa còn “con gái” về những bất thường. Nhưng phía công ty trả lời chờ đến lúc trỗ ra thì mới rõ bông lúa như thế nào. Vừa qua, đại diện phía công ty đã ra thăm đồng, nhưng do bận nên chưa thấy họ đưa ra phương án xử lý cụ thể, hợp lý. Chính quyền xã rất khuyến khích và hợp tác với các đơn vị cung ứng giống mong đưa giống tốt nhất đến với người nông dân. Tuy nhiên, qua sự việc trên khiến họ rất hoang mang và tạo ra tiền lệ không tốt khi xã lựa chọn các giống lúa mới đưa vào gieo trồng", ông Thắng nói.

Nhiều hộ dân xã Thượng Ấm bức xúc khi giống J99 không cho năng suất như tuyên truyền của cán bộ khuyến nông địa phương.

Cũng liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Dương, đơn vị trực tiếp cung ứng giống J99 cho nông dân xã Thượng Ấm. Đơn vị này cho biết, mục tiêu của đơn vị đưa giống J99 vào gieo trồng là thay thế các giống năng suất, chất lượng kém trên địa bàn. Vụ mùa này, Trung tâm đã cung ứng 300 kg cho người dân trên địa bàn xã Thượng Ấm.

Ông Hoàng Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Dương cho biết, việc lẫn giống có thể nguyên nhân do đơn vị cung ứng giống. Ông cũng đưa ra giả thuyết, việc lẫn giống có thể do quá trình rơi rụng trên đồng ruộng, tuy nhiên nếu thế chỉ lẫn 1,2 giống thôi, nhưng đây nhiều ruộng lẫn nhiều hơn thế. Từ trước đến nay, Trung tâm đã đưa nhiều giống lúa mới vào gieo trồng, nhưng chưa khi nào xảy ra tình trạng như trên.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.