| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Nhiều cơ sở chăn nuôi lớn tái đàn

Thứ Ba 24/09/2019 , 14:20 (GMT+7)

Dù dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, nhưng do thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhiều cơ sở chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn tái đàn sau dịch.

15-48-20_1
Sau DTLCP bùng phát trang trại chăn nuôi của gia đình anh Ngọc Sáng vẫn xuất trung bình 5 tấn lợn/tháng. Ảnh: Đồng Thưởng.

Cuối tháng 5/2019 tỉnh Tuyên Quang công bố xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên. Chỉ hơn 1 tháng sau, 7/7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh công bố có dịch. Tuy nhiên, điều đặc biệt là dịch chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, manh mún, việc chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh ít được chú trọng, còn các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn không có dịch.

Đến nay, tỉnh có hơn 200 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Nổi bật là trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH DABACO Tuyên Quang với quy mô hơn 40.000 con lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Ngọc Sáng, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, quy mô từ 5.000 - 10.000 con; trang trại chăn nuôi của ông Trần Mạnh Quỳnh, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, quy mô hơn 2.000 con lợn nái… Hầu hết các trang trại đều chủ động tái đàn sau dịch.

Ông Nguyễn Văn Sung, chủ trang trại chăn nuôi xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương cho biết, trong giai đoạn DTLCP bùng phát trang trại không bị dính dịch. Tuy nhiên, do các hộ xung quanh đều bị dịch nên áp lực rất lớn, giá lợn hơi xuống trang trại phải bán non hàng nghìn con lợn thịt, thiệt hại lên đến cả trăm triệu đồng.

Đến thời điểm này, các hộ dân trên địa bàn xã Hợp Thành không tái đàn vì lo dịch bệnh, vì không còn tiền vốn thì trang trại của ông vẫn chủ động tái đàn. Đến nay trang trại của ông có 300 con lợn nái và hơn 2.000 con lợn thịt, tương đương với tổng đàn trước dịch. Đảm bảo an toàn dịch bệnh, trang trại tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh môi trường chăn nuôi; thực hiện nghiêm túc, an toàn quá trình ra vào khu chăn nuôi; tiêm vacxin phòng bệnh định kỳ, đúng thời điểm…

15-48-20_2
Nhiều trang trại chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh ở Tuyên Quang vẫn chủ động tái đài sau DTLCP. Ảnh: Đồng Thưởng.

Kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, hệ thống camera theo dõi từng chuồng lợn  24/24h… là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Ngọc Sáng, thôn Đông Thịnh, xã Đông Thọ.

Anh Sáng cho biết, trang trại chăn nuôi thực hiện tốt quy trình VietGHAP nên không bị ảnh hưởng bởi DTLCP. Kể từ khi có dịch đến nay, trang trại vẫn duy trì chăn nuôi và tái đàn theo từng lứa sau xuất. Do lợn có nguồn gốc, đảm bảo an toàn nên thương lái thu mua kịp thời. Vì thế sau dịch, nhiều cơ sở khác không có lợn bán nhưng trai trạng của anh vẫn xuất 50 tấn lợn/tháng, thu lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

Ông Nguyễn Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tuyên Quang cho biết, tại các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn thực hiện tái đàn vì họ tuân thủ tốt quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Việc con người ra vào khu chăn nuôi hay vận chuyển lợn, thức ăn đều được kiểm soát nghiêm ngặt vì thế khi thực hiện tái đàn nguy cơ bùng phát sinh dịch bệnh sẽ thấp.

DTLCP đã khiến tỉnh Tuyên Quang phải tiêu hủy là gần 19.000 con lợn, với hơn 928.000 kg lợn hơi. Đến thời điểm này, tình hình DTLCP trên địa bàn tỉnh đã “giảm nhiệt”. Toàn tỉnh có 31 xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ DTLCP. Các xã Xuân Lập, Lăng Can, huyện Lâm Bình; xã Yên Hoa, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang đã qua 60 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đã công bố hết dịch. Tuy nhiên, ngành chức năng của tỉnh vẫn khuyến cáo người dân không nên chủ quan mà vội vã tái đàn.

15-48-20_3
Những cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không còn bóng lợn sau dịch vì sợ dịch bùng phát trở lại. Ảnh: Đồng Thưởng.

Sau DTLCP, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã giảm 3%. Giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh đang dao động từ 48.000 - 50.000 đồng/kg, tuy nhiên nhiều hộ dân vẫn tỏ ra thận trọng khi tái đàn.

Ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo, hiện nay mầm bệnh vẫn có thể tiềm ẩn tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, vì vậy thay vì khuyến khích chăn nuôi lợn, người dân có thể chuyển sang đầu tư chăn nuôi gia cầm, đại gia súc đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.