| Hotline: 0983.970.780

Tuyệt chiêu ngải cứu

Thứ Ba 18/12/2012 , 10:24 (GMT+7)

Với phương pháp đốt lá ngải cứu, tắm lá thuốc và sắc uống thì những căn bệnh như tai biến, viêm khớp, hen suyễn, đau lưng… đều được ông chữa khỏi. Người nắm những bí quyết gia truyền đó là ông Vũ Văn Phương (SN 1963), ở thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc (Ba Chẽ, Quảng Ninh).

Những năm về trước, vùng đất Ba Chẽ (Quảng Ninh) có nhiều người Hoa sinh sống. Họ có những bài thuốc chữa bệnh cứu người rất kỳ lạ. Trong quá trình chung sống trong cộng đồng, người Kinh đã học hỏi và làm chủ được những bài thuốc đó. Bởi thế, cứ đời này truyền qua đời khác những lương y truyền nghề cho con cháu để chữa bệnh, cứu người.

Tuyệt chiêu ngải cứu

Với phương pháp đốt lá ngải cứu, tắm lá thuốc và sắc uống thì những căn bệnh như tai biến, viêm khớp, hen suyễn, đau lưng… đều được ông chữa khỏi. Người nắm những bí quyết gia truyền đó là ông Vũ Văn Phương (SN 1963), ở thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc (Ba Chẽ, Quảng Ninh).

BA ĐỜI CỨU NGƯỜI

Huyện Ba Chẽ được ví là miền đất hẻo lánh nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đây là huyện có 9 dân tộc sinh sống, dân cư thưa thớt, trong đó dân tộc Dao chiếm gần một nửa. Trước đây, Ba Chẽ có nhiều người Hoa sinh sống, họ có những bài thuốc chữa bệnh rất kỳ bí.

Nghe lời đồn đoán, những bài thuốc ở vùng Ba Chẽ còn chữa được một số bệnh nan y mà khoa học hiện đại còn "bó tay", chúng tôi đã về địa phương này để tìm hiểu thông tin. Sáng sớm, từ thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên), chúng tôi tìm đường vào huyện Ba Chẽ đang chìm ngập trong sương. Theo biển chỉ dẫn từ QL 18 vào Ba Chẽ 14 km, chúng tôi vượt qua cung đường cheo leo, heo hút. Những khúc cua gấp tay áo và tấm biển báo đổ ập vào mắt người đi đường như: “Đường hẹp, cua gấp, dốc cao, vực thẳm” khiến chúng tôi lạnh gáy.


Những cây thuốc được ông Phương mang từ rừng về trồng tại vườn

Có mặt tại thị trấn Ba Chẽ, chúng tôi lân la hỏi chuyện về các "thần y" thì được người dân mách lối, cứ đến xã Đồn Đạc hỏi nhà thầy Phương, người đứng tốp đầu về cứu người chữa bệnh ở đây. Họ còn cho biết thêm, có những bệnh y học hiện đại “bó tay”, có nhiều bệnh nhân bị bệnh viện trả về mà ông Phương vẫn chữa khỏi.

Câu chuyện về "thần y" đất mỏ hé mở, chúng tôi tìm đến nhà ông Vũ Văn Phương. Hỏi về nghề làm thuốc, ông Phương kể: Trước đây có ông nội là Vũ Văn Quân hành nghề chữa bệnh cứu người, sau đó truyền cho người bác là Vũ Văn Thắng. Khi ông Thắng qua đời, ông Phương được thừa kế. Tôi hỏi ông Phương: Sao ông bác không truyền cho con mà truyền cho cháu? Ông liền trả lời: “Trong việc hành nghề chữa bệnh, việc chọn người thừa kế rất quan trọng. Nghề luôn đặt chữ tâm, chữ đức lên hàng đầu và tôi “lọt” vào mắt bác, bác tin tưởng mới truyền nghề cho”.


Ngoài đốt ngải, sắc uống, ông Phương còn sử dụng lá thuốc để tắm cho bệnh nhân

Nói về nguồn gốc của bài thuốc, theo ông Phương, trước đây khi người Hoa về khu vực này sinh sống (khoảng 100 năm trước đây) đã mang theo cách chữa bệnh bằng bấm huyệt, cạo gió, đốt nóng rồi úp chén lên các huyệt trên đầu để hút gió trong cơ thể người bệnh. Có lẽ, những phương pháp tẩm quất, cạo hơi, đánh gió của người miền xuôi cũng xuất phát từ những phương pháp chữa bệnh “thông huyệt đạo” này. Và người nổi tiếng nhất là thầy Đỉ Lý chữa được rất nhiều “quái bệnh” với loại lá ngải cứu, cây rừng. Do không lý giải được cách chữa bệnh này nên người ta đồn nhau là ông Lý có phép thuật sử dụng vào thuốc. Từ những bệnh nhân đã liệt giường hay co giật, mở khoá đầu, bệnh méo mồm, cảm cúm…ông Lý đều chữa lành lặn.

Bản thân ông Phương cũng được học hỏi kiến thức về huyệt đạo qua thầy thuốc người Hoa tên là Chương Văn Lộc. Người đàn ông này trước kia sống ở Ba Chẽ. Phần được bác truyền lại, phần ông Phương tự nghiên cứu về các huyệt đạo và học cách chữa bệnh của ông Lộc, bên cạnh đó còn học thêm ở các thầy nổi tiếng trong vùng, do đó ông nắm rõ bí kíp của các bài thuốc. 


Ông Phương đốt ngải cứu chữa bệnh nhân bại liệt

Trao đổi với PV về những công hiệu “thần kỳ” của việc chữa bệnh bằng đốt ngải, cây rừng mà người dân bàn tán, một bác sĩ ở Khoa nội, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Chẽ cho biết: Việc một số thầy thuốc ở Ba Chẽ có thể chữa được một số bệnh bằng phương pháp này là có thật. Tuy nhiên, việc họ nói có thể chữa được bách bệnh, bệnh nan y thì cần phải xem xét lại. Rõ ràng phương pháp này cũng như xông hơi, nó đẩy luồng khí độc ra bên ngoài qua các huyệt bằng hơi nóng. Đồng thời với châm các huyệt đạo để phong toả việc xâm nhập của nguồn bệnh đến các vùng khác của cơ thể.

NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC CỨU SỐNG

Hỏi về các bệnh có thể chưa khỏi, ông Phương bảo: Ông có thể chữa các bệnh như về khớp, mở khoá đầu, sút lương, tai biến, cảm thương hàn, bệnh gan, dạ dày, rắn cắn, hen suyễn... Phương thuốc có ba cách gồm đốt lá ngải cứu, tắm lá thuốc và sắc uống. Những bài thuốc này đều học từ người Hoa.

“Ngày nay có nhiều loại bệnh xuất hiện mà những lương y chúng tôi cũng bó tay. Đặc biệt là bệnh ung thư, căn bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến, bệnh nhân đến tìm tôi rất nhiều, trong khi những căn bệnh này chúng tôi không thể chữa được. Nhìn thấy bệnh nhân mà mình bất lực”, ông Vũ Văn Phương.

Một số trường hợp "chết đi sống lại" được ông Phương cứu chữa đó là ông Hoàng Văn Ngô ở khu 3, thị trấn Ba Chẽ và ông Hoàng Văn Quang (thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc). Đây là các bệnh nhân đã từng bị “ngã ngựa” (bệnh phạm phòng) được chữa khỏi. Ông Phương bảo, để cứu chữa được những người này, ông phải châm vào huyệt đạo ở gần các khớp chân, ngón tay, huyệt nhân trung. Điều khó khăn là làm sao cho một viên ngải đốt đúng được vào hai huyệt trong trạng thái hai cơ thể xếp sát lên nhau. Tôi hỏi ông Phương chữa được bao nhiêu người bệnh, ông bảo: Làm sao tôi nhớ được, một tháng tôi cũng không nhớ hết chứ nói gì đến một năm. Chẳng hạn như trường hợp mới đây nhất thì tôi còn nhớ rõ; bà ấy người Thái Bình, bị bệnh tai biến nhưng sau 1 tháng 20 ngày điều trị, nay bà đi cày, đi cấy được rồi.


Dùng lá ngải cứu chữa bệnh

Lần theo thông tin, chúng tôi liên lạc với người mà ông Phương nói, bệnh nhân có tên là Nguyên Thị Loan ở thôn Cầu Công, xã Cộng Hoà (Hưng Hà, Thái Bình). Bà Loan bị bệnh tai biến, tay chân tê liệt, miệng bị giật méo. Bà đã điều trị 5 tháng ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội nhưng cũng không thuyên giảm. Khi nghe tin có ông Phương chữa căn bệnh này bằng phương pháp đốt ngải, tắm lá thuốc nên bà đã tìm đến. Bà điều trị tại nhà ông Phương 1 tháng 20 ngày thì bệnh thuyên giảm, tay nâng được vật nặng, miệng trở lại bình thường. Đặc biệt, việc đi lại chẳng cần ai dìu dắt. Rồi từ đó, bà tập luyện và đến nay đã làm được những công việc nặng.

Tôi hỏi ông Phương, thế những năm gần đây, về các căn bệnh hiện đại, bệnh nhân có tìm đến ông nhiều không? Ông Phương liền nói: “Về những bệnh hiện đại, tôi đón nhiều người bị bệnh gút. Họ đến nhờ tôi cứu chữa nhưng tôi đành lắc đầu. Bệnh này trước đây tôi chưa được học, và nguồn gốc bệnh lý của nó cũng chưa rõ ràng. Phần nữa, những người thầy của tôi đã qua đời mất rồi, chẳng biết hỏi ai. Với bệnh gút, tôi đang tìm tài liệu để tìm ra nguyên lý bệnh, lúc đó sẽ có thuốc để chữa trị”.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.