| Hotline: 0983.970.780

Tuyệt kĩ bắt cá đối của người dân sống quanh cửa sông

Thứ Bảy 19/01/2019 , 13:15 (GMT+7)

Sau những đợt mưa lũ đi qua, cửa sông An Hòa (huyện Núi Thành, Quảng Nam) bị nước đục “phong tỏa”. Lúc này, từng đàn cá đối từ ngoài biển ngược vào ở nên người dân dong ghe chở theo ngư cụ đánh bắt, có ngày thu được tiền triệu.

Sau đợt mưa lũ đi qua, thủy triều trên cửa sông An Hòa (huyện Núi Thành, Quảng Nam) rộng hàng trăm hecta rút xuống. Nơi sâu hơn 10m, nơi cạn vài chục cm; khu vực ven bờ những bãi bùn trơ đáy lộ ra những gốc cây đước, mắn… nguyên mình bộ rễ.

Cửa sông này là nơi hợp lưu của sông Trường Giang và sông An Tân trước khi đổ biển Đông. An Hòa đón nhận dòng nước ngọt hòa với nước mặn tạo thành nước lợ nên nhiều loại thủy hải sản sinh sống. Cũng vì thế mỗi ngày có hàng trăm người dân mưu sinh với đủ thể loại như: nghề bắt hến, bắt hàu; giăng lưới, thả câu bắt cá; thả lồng bắt tôm cua…

Thời khắc thủy triều xuống là lúc thích hợp để người dân sống quanh cửa sông hành nghề đánh bắt. Anh Trần Công Quang, xã Tam Giang ăn vội bữa cơm khi mặt trời đứng bóng, bắt đầu một buổi mưu sinh.

11-58-56_nh_1
Anh Trần Công Quang chèo lái con thuyền bắt đầu một ngày thả lưới bắt cá trên cửa sông An Hòa

Anh mang dụng cụ ra bến thuyền nằm đầu làng và cho tấm lưới, nước uống… lên thuyền. Con thuyền rẽ sóng giữa biển nước mênh mông tìm đến nơi nước sâu từ 50 cm đến 100 cm dừng lại.

“Những nơi này đã được chúng tôi đánh dấu vì cá ở nhiều, phần nữa thuận lợi đối với nghề kéo lưới vây. Bởi nghề này phải ngâm mình trong nước, nơi nước sâu lút người thì không làm được”, anh Quang giải thích trước việc dừng thuyền và nói để thu về “chiến lợi phẩm” nhiều thì cần có sự may mắn. Chim trời cá nước nên ngày bắt được nhiều, ngày bắt được ít.

Chiếc thuyền gỗ dừng hẳn, anh Trần Công Văn - đồng nghiệp đi cùng nhảy xuống cầm một đầu lưới, còn anh Quang một tay thả lưới xuống, một tay đẩy thuyền di chuyển phía trước. Tấm lưới dài khoảng 400m, chiều cao hơn 2 m, phía trên được kết phao dày đặc, phía dưới gắn chì có tác dụng cho lưới nằm sát đáy.

11-58-56_nh_2
Tấm lưới dài 400 m được thả xuống nơi nước sâu từ 60-100 cm

Khoảng 20 phút, lưới được thả xong tạo thành hình cánh cung thì neo thuyền lại. Mỗi người cầm một đầu dùng sức mình kéo tạo thành vòng tròn đến khi hai đầu gặp nhau sẽ khóa lại. Một người thu lưới, một người bắt cá.

“Khi kéo phải nhẹ nhàng tránh gây tiếng động, còn kéo nhanh lưới không nằm sát đáy cá chui ra ngoài. Có những lúc gặp gốc, cành cây, rác thải thì đến gỡ liền”, anh Quang nói và cho rằng nghề này chủ yếu bắt cá đối, chúng có đặc điểm nhảy ra ngoài rất nhanh, do đó phải biết gom lưới không để phao chìm xuống nước, không được chì có lỗ hổng.

Anh Quang có thâm niên hơn 15 năm hành nghề nên biết rõ được kinh nghiệm khi nào cá đối xuất hiện ở cửa sông. Theo anh để bắt được cá phải quan sát con nước lên xuống. Đây là yếu tố quyết định mẻ lưới bắt được cá hay không. Dựa vào kinh nghiệm nên sau mỗi đợt mưa lũ nước ở thượng nguồn chảy về cửa sông có màu đục, lúc này cá đối từ ngoài biển vào ở, còn các ngày khác nước trong cá ở ít.

“Trong năm tháng 7-8 âm lịch mưa lũ xuất hiện là mùa đánh bắt cá đối, tuy nhiên năm chỉ xuất hiện một đợt lũ duy nhất vào cuối năm. Cũng vì thế những ngày này ra sông thường xuyên để khai thác, khi làm việc dựa vào nước thủy triều. Nước xuống chúng tôi hành nghề, nước lên nghỉ”, anh Quang chia sẻ.

Sau gần 1 giờ, tấm được vây lại chỉ còn diện tích khoảng 10m2 cá bắt chạy toán loạn, có con nhảy ra phía ngoài, con mắc lưới vẫy vùng nước tung toé. Lúc này hai người bắt đầu bắt cá, mỗi người cầm trên tay một cái vợt, khi phát hiện con nào nhảy thì nhanh tay xúc, còn nào mắc lưới thì gỡ. Những con cá đối to bằng nắm tay, dài 30 cm cho vào khoang thuyền nhảy đành đạch.

11-58-56_nh_4
Một con cá đối nặng gần 5 lạng bị mắc lưới

“Nghề kéo lưới rất vất vả vì phải ngâm mình trong nước, đôi chân di chuyển liên tục trong khi dưới đáy sông có nhiều vật sắc nhọn như vỏ hàu, vỏ ốc… đâm chảy máu. Do đó khi đi đôi chân phải nhẹ nhàng, có bị đâm thì không bị sát thương nhiều”, anh Quang nói về gian nan lúc hành nghề.

Mẻ lưới kết thúc, thành quả hai người thu về hơn 1 kg cá đối. Anh cùng đồng nghiệp kéo lưới lên thuyền và gỡ hết rác, cành cây, vỏ hàu bám vào để di chuyến đến nơi khác đánh bắt. “Cá đối loại to có giá gần 150.000 đồng/kg, loại nhỏ 70-100.000 đồng/kg. Mỗi hôm ra sông đánh bắt thu nhiều nhất hơn 1 triệu đồng, ngày ít vào trăm ngàn đồng”, anh nói và cho hay cá đối có thịt thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Cá đưa về thương lái đến tận nhà thu mua. Đây là loài cá chỉ sinh sản phát triển trong môi trường tự nhiên, chưa được con người nhân tạo để nuôi trồng.

11-58-56_nh_5
Cá sau khi gỡ khỏi lưới được cho vào vợt tránh bị nhảy ra ngoài

Ngoài cá đối ra, thỉnh thoảng những ngư phủ này bắt được cá hành, cá dìa, cua… loại này giá bán cao gấp nhiều lần đã góp phần tăng thêm nguồn thu. Công việc các mẻ lưới tiếp theo được lặp lại như vậy cho đến khi thủy triều lên lại.

Cách nơi anh Quang đang thả lưới 200 m, ông Nguyễn Văn Tùng cùng vợ đang kéo lưới. Vợ chồng đã kéo được hai mẻ thu về 3 kg cá đối. Ông Tùng có nhiều năm hành nghề trên cửa sông này và quen thuộc những địa điểm có cá ở nhiều để khai thác.

“Khu vực thả lưới rất quan trọng đối với những người làm nghề như chúng tôi, bởi nó quyết định có cá hay không có. Như trước đây đánh bắt một lần trong lúc kéo không vướng gốc cây, rác thải thì nhớ trong đầu. Bởi mỗi lần lưới mắc vào tạo lỗ hổng cá ra ngoài, lưới bị rách”, ông Tùng cho hay.

Theo ông Tùng, cá đối thường đi theo đàn, một khi gặp thì sẽ bắt được nhiều nhưng khi bắt phải thao tác nhanh chóng. Lưới thả xuống tuyệt đối không có lỗ hổng, phao không bị chìm trong nước. Nếu sơ sẩy chúng sẽ nhảy ra ngoài. “Cá đối được nấu dưa cải, sốt cà chua, chiên, kho… ăn rất ngon. Ngày may mắn, vợ chồng bắt được hơn 10 kg bán được 1,5 triệu đồng, có ngày được vài kg”, người đàn ông 50 tuổi thông tin .

11-58-56_nh_6
Một con cá hanh nặng gần 1 kg mắc lưới
11-58-56_nh_7
Sau khi bắt cá xong, lưới được gom lên thuyền và di chuyển đến nơi khác tiếp tục đánh bắt
11-58-56_nh_8
Cá đưa về nhà và phân loại bán cho thương lái

Cá đối có danh pháp khoa học Mugilidae, loài này sinh sống chủ yếu trong môi trường nước mặn hoặc nước lợ duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới rộng khắp thế giới, nhưng có vài loài sinh sống trong vùng nước ngọt và cửa sông.

Cá đối được phân biệt bởi sự hiện diện của 2 hàng vây lưng tách biệt, miệng nhỏ hình tam giác và không có cơ quan đường bên, chúng ăn các loại mẩu vụn. Ở Việt Nam có khoảng 16-17 loài cá đối đã biết, trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài.

 

(Kiến thức gia đình số 3)

Xem thêm
Gần 1 triệu đại biểu dự hội nghị toàn quốc về khoa học, công nghệ

Sáng 13/1, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

'Ngộp thở' cảnh kẹt xe ở TP.HCM ngay ngày đầu tuần

'Ngộp thở' cảnh kẹt xe ở TP.HCM ngay ngày đầu tuần. Các tuyến đường hướng vào trung tâm TP.HCM đều trong tình trạng kẹt xe, các phương tiện di chuyển chậm.