| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ ô nhiễm sông Thị Vải: Ai thẩm định kết luận của Viện TN - MT

Thứ Tư 18/08/2010 , 09:21 (GMT+7)

Chính việc đánh giá tỷ lệ thiệt hại không khoa học khiến một địa phương mặc dù được Vedan “cam kết bồi thường” số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng thực chất vẫn thua thiệt.

* Kết luận khoa học liên quan đến hàng nghìn nông dân không được thẩm định!

Ban đầu từ 25 tỷ, “bắn một phát” Vedan đồng ý bồi thường cho TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu gấp 9 lần với tổng số tiền trên 220 tỷ đồng, chủ yếu dựa trên kết luận của Viện Môi trường- Tài nguyên (ĐHQG TPHCM). Nhưng con số đó không hề lớn khi biết rằng chỉ riêng tỉnh Đồng Nai với 3.000 đơn kiện Vedan, nông dân đã đòi bồi thường trên 1.000 tỷ đồng.

>> Tỉ lệ ô nhiễm trên sông Thị Vải: Có ''thỏa thuận'' ngầm?

Số tiền bồi thường 220 tỷ của Vedan là dựa trên kết quả “tinh thần thương lượng” giữa Viện Môi trường- Tài Nguyên (IER) và Vedan. Tức lấy mức trung bình theo đánh giá tỷ lệ thiệt hại của hai bên làm cơ sở tính toán bồi thường thiệt hại cho nông dân. Chính việc đánh giá tỷ lệ thiệt hại không đúng với bản chất của một đề tài khoa học khiến một địa phương mặc dù được Vedan “cam kết bồi thường” số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng thực chất vẫn thua thiệt.

Vì lẽ đó, vị Chủ tịch một HND (xin không nêu tên) cho hay, ngay từ đầu ông đã đấu tranh quyết liệt không chấp nhận cách tính trung bình kiểu đó. IER giải thích rằng đã sử dụng phần mềm chạy “mô hình” MIKE 21 của Viện Thuỷ lợi Đan Mạch, là một phần mềm được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và cũng được thương mại hoá thì các con số quan trắc trong nhiều năm trên lưu vực sông Thị Vải đưa ra mặc nhiên chính xác, khoa học. Vậy thì tại sao lại phải “chia đều” với đánh giá tỷ lệ “phần trăm gây ô nhiễm” của Vedan trong khi họ chỉ dựa vào sự khảo sát, tư vấn của số nhà khoa học Đài Loan qua VN làm việc trong thời gian ngắn. “Theo cách tính này, nếu có 1.000 ha nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, thay vì phải bồi thường 89% tỷ lệ thiệt hại theo cách tính của IER, thì Vedan chỉ bồi thường có 77% tức thấp hơn 11%”- vị này nói.

Mặt khác, theo GS-TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện KHCN và quản lý Môi trường TPHCM, muốn đánh giá thiệt hại môi trường trong trường hợp này cần có sự phản biện, tránh IER "một mình một chợ". Trước đó, đã có hàng ngàn nông dân viết đơn yêu cầu Vedan bồi thường số tiền lên tới cả ngàn tỷ đồng, nên sau khi IER có đánh giá kết luận (đây là kết luận không chỉ mang tính khoa học, mà còn cả tính thực tiễn), thì cần lập một Hội đồng Khoa học trong nước để thẩm định lại kết luận của IER, thậm chí cả việc bỏ phiếu tín nhiệm cái nào đúng, cái nào chưa đúng. Cơ quan phản biện phải làm việc nghiêm túc thì kết luận của IER mới tâm phục, khẩu phục. Biết đâu sau quá trình thẩm định đó, số tiền Vedan buộc phải bồi thường cho nông dân TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu lại cao gấp nhiều lần so với kết luận ban đầu, hoặc giả định “ngược” lại thì sao? Còn bây giờ ta công bố “một mình một chợ” như vậy, hoá ra lại đang “ủng hộ” Vedan.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm