| Hotline: 0983.970.780

Uẩn khúc sau vụ sập giàn giáo ở Formosa

Thứ Hai 30/03/2015 , 14:29 (GMT+7)

Để tìm hiểu thêm những uất khúc đằng sau vụ tai nạn xảy ra, sáng ngày 28/3, nhóm PV chúng tôi trở lại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh nơi có các nạn nhân đang được các y bác sỹ tận tình cứu chữa./ Bồi thường 400 triệu cho mỗi công nhân tử vong vụ sập giàn giáo

Những vụ tai nạn lao động xảy ra trên đại công trường có mức đầu tư lớn đã rung lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn lao động, bởi ở đây họ đã xem nhẹ tính mạng con người.

Làm việc thông ca 18 giờ/người?

Như thông tin NNVN liên tục phán ánh về vụ tai nạn sập giàn giáo ở đại công trường Formosa, sau khi vụ tai nạn xảy ra tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo để trả lời dư luận báo chí.

Có thể nói tất cả những câu hỏi mà các nhà báo đưa ra hầu hết các bên liên quan trả lời không rõ ràng dứt khoát, còn ẩn chứa nhiều uẩn khúc trong đó, chưa dám bộc bạch những sai phạm trước dư luận.

Trở lại vụ tai nạn, cho đến nay, 13 nạn nhân tử vong đã được đưa về quê nhà an táng, để lại nỗi đau khôn tả cho người thân. Còn 29 người đang bị những cơn đau giằn vặt, kẻ gãy chân, gãy tay, người bị chấn thương sọ não khi tỉnh, khi mê.

Để tìm hiểu thêm những uất khúc đằng sau vụ tai nạn xảy ra, sáng ngày 28/3, nhóm PV chúng tôi trở lại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh nơi có các nạn nhân đang được các y bác sỹ tận tình cứu chữa.

Bệnh nhân Nguyễn Thanh Bình, thị trấn Tịnh Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bị thương đa cấp, khó thở. Tranh thủ khi anh tỉnh lại chúng tôi được nghe những lời kể của anh.

Anh Bình cho biết, Anh được phân công làm ca từ 12 giờ trưa ngày 25 đến 7h sáng ngày 26/3, thì cũng là thời điểm sự cố sập giàn giáo xẩy ra. Cũng theo anh Bình, ca làm của anh có đến hơn 50 người nhưng cho đến bây giờ anh vẫn chưa biết ai còn, ai mất.

Còn anh Phan Anh Dũng, quê ở xã Trung Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) bị gãy chân, chấn thương sọ não khi tỉnh dậy kể lại: Ca làm của Dũng cũng được bố trí làm việc liên tục từ 12h trưa đến 7h sáng ngày hôm sau.

Vào lúc trước 20h, Dũng đang trèo lên làm việc ở độ cao 20m, thấy giàn có hiện tượng rung chuyển, nghe cót két tưởng sẽ không có vấn đề gì bởi thấy mọi người vẫn làm việc bình thường, nhưng lại một lần tương tự nữa xảy ra, cho đến chưa đầy 10 phút sau thì thấy trười đất quay cuồng, khi tỉnh dậy mới biết xung quanh là những bác sĩ, người thân tôi mới biết mình bị tai nạn.

Khi tới làm việc tại bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh, chúng tôi được biết nạn nhân Nguyễn Văn Tài quê ở Diễn Châu (Nghệ An) và anh Tuấn (Triệu Sơn, Thanh Hóa) cùng với một số nạn nhân đang điều trị ở đây, tất cả đều được nhà thầu bố trí làm việc theo ca 18 tiếng liên tục từ trưa ngày trước đến 7h sáng ngày sau.

Lùm xùm chuyện đóng bảo hiểm

Được biết Công ty cung ứng lao động Nibelc (Nhà thầu phụ của Sam Sung C&T) là đơn vị cung ứng hơn 1000 lao động để thi công công trình này cho rằng, tất cả công nhân làm việc tại công trường đều có bảo hiểm thân thể đầy đủ.

Thế nhưng, khi PV trực tiếp hỏi một số công nhân thì được biết, ngày đầu vào Cty họ bắt buộc phải nộp mỗi người 2 triệu đến 5 triệu đồng, bởi Cty cho rằng số tiền này dùng để đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu mới biết người có người không như nạn nhân Hoàng Đăng Thuận quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An đã đi làm 2 năm nhưng bảo hiểm đã hết hạn từ 31/12/2014 đến nay chưa được cấp lại.

Còn đa số người đã nộp tiền ban đầu nhưng chưa hề nhận được thẻ bảo hiểm bất kỳ một lần nào. Do việc lùm xùm đóng bảo hiểm không rõ ràng nên nhiều trường hợp tự đóng bảo hiểm ở địa phương.

Vậy thực hư việc đóng bảo hiểm cho người lao động có được quan tâm? Trả lời trước báo chí, ông Lê Hùng Sơn, Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình, nơi Nibelc đặt trụ sở chính và thực hiện nghĩa vụ đóng nộp bảo hiểm xã hội cho số lao động do đơn vị quản lí cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào đêm 25 thì rạng sáng ngày 26/3 cán bộ Nibelc mới tìm về cơ quan bảo hiểm xã hội Ninh Bình vội vã xin đăng ký mua bảo hiểm bổ sung cho 770 công nhân đang lao động tại đại công trường Formosa Vũng Áng.

Thời hạn mua từ tháng 1 đến tháng 3/2015. Thế nhưng theo đối chiếu thì danh sách các nạn nhân gặp nạn tại công trường lại không nằm trong danh sách được đóng bảo hiểm.


Một bệnh nhân may mắn thoát chết đươc điều trị bị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra đó là trong lúc xử lí vụ tai nạn nghiêm trọng này Nibelc là đơn vị trực tiếp có trách nhiệm với công nhân thì lại không có bất kì sự phản hồi nào trước công luận, để khi nói đến chế độ bảo hiểm của người thương vong lúc đó họ mới chạy đôn chạy đáo đến nơi quản lí mình để xin bổ sung đóng bảo hiểm cho gần 1000 công nhân.

Điều đáng nói hơn là Nibelc chỉ đóng bảo hiểm 3 tháng cho số lao động nói trên (từ  1/1-31/3/2015) còn ngoài ra 3 tháng đó không hiểu người lao động đi đâu về đâu trong khi họ phải làm việc nặng nhọc có những lúc lao động kéo dài hơn 18 tiếng, vấn đề này thật phi lý.

Nhân đây cũng xin được nhắc lại chuyện trước đây khi Nibelc đặt chân vào Vũng Áng (Hà Tĩnh), đơn vị này đã bị các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh trục xuất ra khỏi địa bàn do tự ngang nhiên đưa hơn 1000 người lao động vào ở trong khu vực cấm, không đăng ký tạm trú, tạm vắng buộc địa phương ở đây phải trục xuất.

Dư luận nói gì?

Trong cuộc họp báo ông Vise President, Giám đốc văn phòng dự án Sam Sung tại Hà Tĩnh cho rằng, chúng tôi tiếp nhận lao động từ nhà thầu phụ Nibelc còn mọi chế độ đối với người lao động thuộc về đơn vị cung ứng lao động chịu trách nhiệm tất cả.

Nói về câu hỏi của PV-NNVN việc luật lao động Việt Nam ban hành chỉ làm việc 8 tiếng đồng hồ/người/ngày thế nhưng tại đại công trường xảy ra tai nạn thì công nhân phải làm việc liên tục từ 18 đến 19 tiếng, người quản lí lao động trên địa bàn có biết?

Câu hỏi này ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc sở LĐTB-XH tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, trước đây chúng tôi có nghe phản ảnh về vấn đề này và đã trực tiếp kiểm tra lúc đó họ chỉ mới quy định làm việc có 10 tiếng/ca và chúng tôi đã xử lí. Còn vấn đề phản ánh công nhân làm ca 18 tiếng chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm.

Nói về vụ tai nạn khủng khiếp do giàn giáo lớn bị sập chết người, ông Hoàng Anh, Nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh, Chủ tịch hội kiến trúc sư Hà Tĩnh cho rằng, nguyên tắc trước hết là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, đối với tính mạng của người lao động trên công trường.

Vấn đề quan trọng nữa là, phải kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng của cả hệ thống giàn giáo có được đảm bảo mới chấp nhận thi công. Thế nhưng ngược lại vụ việc đáng tiếc xảy ra theo như dư luận thì nhà thầu và phía quản lí công trình đã xem thường tính mạng của người lao động, coi thường kỷ thuật thi công đối với một công trình giàn giáo quy mô lớn.

Bởi tai nạn xảy ra đã được báo trước nhưng cán bộ giám sát công trình vẫn làm ngơ xem như không có chuyện gì xảy ra, sau khi tai nạn ập xuống lúc đó mới biết do hệ thống phanh thủy lực bị trơn trượt dẫn đến tai nạn làm cho hàng trăm công nhân lao động làm việc ở độ cao hàng chục mét cùng hàng nghìn tấn sắt thép đổ nhào xuống gây nên vụ tai nạn khủng khiếp mới vỡ lẻ.

Vấn đề này không thể chấp nhận bất kỳ một lời bào chữa nào cho sự cố nói trên.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm