| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ứng phó hạn mặn

Thứ Tư 26/02/2020 , 15:00 (GMT+7)

Xâm nhập mặn gay gắt, kéo dài xảy ra thường xuyên ở Sóc Trăng gây ra tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguy cơ thiệt hại ngày càng cao.

Lắp đặt trạm quan trắc tự động trực tuyến. Ảnh: Vũ Bá Quan.

Lắp đặt trạm quan trắc tự động trực tuyến. Ảnh: Vũ Bá Quan.

Huyện Kế Sách là vùng cây ăn trái tập trung của tỉnh Sóc Trăng, có 24km tiếp giáp với sông Hậu và cách biển từ 42 - 64km, thuộc vùng dự án thủy lợi hở, chỉ khép kín từng khu vực có quy mô 30-50ha nên khả năng trữ nước trong kênh thủy lợi không nhiều. 

Nhằm giúp nông dân chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra, huyện Kế Sách đã ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp tình hình diễn biến độ mặn giúp nông dân chủ động trong việc lấy nước hoặc tạm ngưng lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp các kiến thức liên quan đến việc ứng phó hạn mặn.

Để thu thập thông tin diễn biến độ mặn, huyện phối hợp với Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đặt 2 trạm quan trắc tự động trực tuyến tại vàm Nhơn Mỹ (trên sông Hậu) và thị trấn Kế Sách (trên kinh số I).

Khi cài đặt ứng dụng trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, người sử dụng có thể biết được độ mặn tại 2 địa điểm quan trắc theo thời gian thực. Người dùng cũng có thể theo dõi biểu đồ diễn biến mặn theo thời gian để biết được con nước nào trong ngày độ mặn cao hơn, thời điểm nào mặn cao nhất trong ngày.

Bên cạnh số liệu quan trắc tại 2 điểm cố định, ngành nông nghiệp và các địa phương còn đo mặn lưu động tại nhiều điểm xung yếu trên địa bàn huyện (5-10 điểm/xã, thị trấn). Thông tin về kết quả đo mặn được cập nhật trên nhóm Zalo về thông tin mặn của huyện và các nhóm thông tin mặn của các xã, thị trấn.

Sử dụng mạng Zalo có ưu điểm so với tin nhắn là có thể thông tin mặn đến được nhiều thành viên, không tốn phí; quan trọng hơn là có thể đưa ra các thông báo, dự báo, khuyến cáo, hướng dẫn các biện pháp ứng phó hạn mặn một cách đầy đủ, chi tiết; có thể đính kèm văn bản, chia sẻ hình ảnh minh họa…

Thông tin mặn trên các nhóm Zalo hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo các địa phương đề ra các biện pháp ứng phó cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương; đồng thời, hỗ trợ thiết thực cho nông dân kịp thời đưa ra quyết định lấy nước hoặc tạm ngưng lấy nước, ứng dụng hiệu quả các biện pháp ứng phó hạn mặn.

Trong điều kiện hạn, xâm nhập mặn gay gắt hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả thiết thực; góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kế Sách.

  • Tags:
Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất