| Hotline: 0983.970.780

Ưu tiên trạm bơm điện cho cánh đồng mẫu lớn

Thứ Sáu 12/10/2012 , 09:49 (GMT+7)

Từ tháng 9/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ khu vực ĐBSCL.

TS Lê Anh Tuấn
Từ tháng 9/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ khu vực ĐBSCL. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, ĐBSCL dự tính có khoảng 3.120 trạm bơm điện để phục vụ cho 658.000 ha lúa và khoảng 6.000 ha nuôi trồng thủy sản.

Xoay quanh vấn đề đầu tư trạm bơm điện, NNVN đã có cuộc trao trổi với TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu BĐKH, ĐH Cần Thơ.

Thưa ông, lưới điện quốc gia đã phủ rộng gần khắp địa bàn nông thôn. Bài toán đầu tư trạm bơm điện là cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả như thế nào?

Trạm bơm là một trong các hạng mục của một hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp. Nếu khu vực cần tưới tiêu đã có nguồn lưới điện thì việc xây dựng trạm bơm điện là hợp lý, đặc biệt là những vùng đất có địa hình cao. Tất nhiên, công suất của trạm bơm điện phụ thuộc vào nhu cầu tưới tiêu của vùng đất canh tác nông nghiệp.

Trước đây một số địa phương ở ĐBSCL đầu tư trạm bơm dầu phục vụ chủ yếu cho những tập đoàn SX, trong đó có không ít trạm bơm không phát huy hiệu quả, vì sao?

Vào khoảng thời gian từ sau năm 1975-1990 nhiều trạm bơm, trạm cơ khí, trạm máy kéo…ồ ạt được xây dựng tại nhiều nơi ở ĐBSCL song song với việc mở rộng các HTX, tập đoàn SXNN. Rất tiếc là lúc đó việc khảo sát, thiết kế và thi công không được thực hiện kỹ càng và khoa học, đôi lúc nặng ý chí chủ quan. Một số hệ thống thủy nông được thiết kế do những người không nắm rõ địa hình, địa thế và đặc điểm SX ở miền sông nước ĐBSCL nên thiếu thực tế.

Ngoài ra, do việc quản lý yếu kém nên nhiều trạm bơm đã vận hành với hiệu suất thấp và không được bảo trì, sửa chữa, thay thế kịp thời khiến nhiều bộ phận của trạm bơm nhanh chóng bị hư hỏng. Sự tan rã mô hình SXNN theo kiểu tập thể duy ý chí đã làm các trạm bơm trở thành phế tích.

Mô hình đầu tư trạm bơm điện nên thiết kế như thế nào cho phù hợp với quy mô đồng ruộng và địa hình ở ĐBSCL?

Việc xây dựng trạm bơm phải được khảo sát và thiết kế cẩn thận nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong khai thác và vận hành. Nếu nguồn lưới điện được bảo đảm, quy mô xây dựng trạm bơm điện sẽ được lựa chọn tùy theo diện tích tưới, loại cây trồng, địa hình, mùa vụ, đặc điểm đất đai, hệ thống kênh mương đi kèm… Ngoài ra, trình độ quản lý hệ thống trạm bơm và kênh mương cũng là một yếu tố quyết định tính hiệu quả của bài toán quản lý nước trong nông nghiệp.

Đầu tư trạm bơm điện ở những vùng nào được xem cần thiết nhất ở ĐBSCL?

Không thể có một kiểu trạm bơm duy nhất áp dụng dàn đều cho các vùng đất khác nhau. Như tôi đã nói ở trên, việc quyết định chọn kiểu trạm bơm, số lượng máy bơm, loại máy bơm, công suất máy, cao trình và vị trí đặt trạm, cùng hệ thống phân phối nước sẽ dựa vào việc khảo sát thực tế một cách khoa học. Trạm bơm ở ĐBSCL có thể là trạm cố định, nhiều máy bơm cho những vùng đất có diện tích lớn.

Đối với những ô ruộng nhỏ hay vùng nuôi trồng thủy sản có diện tích nhỏ, có thể làm những trạm bơm nhỏ, trạm bơm nổi di dộng trên hệ thống kênh. Đối với vùng có địa hình cao, có thể chọn các loại máy bơm ly tâm là hợp lý, còn vùng đất thấp thì loại máy bơm hướng trục sẽ có hiệu quả cao hơn. Tùy thời vụ cây lúa, trạm bơm có thể là bơm tưới, hoặc bơm tiêu hoặc tưới tiêu kết hợp.

Trước mắt các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, ưu tiên bố trí xây dựng và lắp đặt trạm bơm tưới tiêu ở những khu vực triển khai các cánh đồng mẫu lớn. Ở các vùng canh tác nhỏ hơn, hệ thống kênh mương và phân phối nước chưa hoàn chỉnh và nên có những trạm bơm nhỏ hoặc trạm bơm nổi trên xà lan để tăng tính cơ động trong sử dụng.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.