| Hotline: 0983.970.780

Vài nét về Ikebana

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:25 (GMT+7)

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana ra đời tại Nhật Bản cách đây hơn 14 thế kỷ với những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật phối hợp chất liệu với các mùa khác nhau trong năm.

Tokyo mùa của hoa cẩm tú cầu rực rỡ sắc màu trên từng con phố, từng thửa vườn lấp ló sau hàng rào các dinh thự hay bất cứ khu công viên nào trong thành phố. Có lẽ, những ai chưa đến Tokyo sẽ chỉ tưởng tượng được thành phố toàn các tòa nhà trọc trời, các bảng hiệu nhấp nháy ánh đèn và nhịp sống công nghiệp vội vã. Tuy nhiên, nhờ hoa mà Tokyo trong mắt du khách trở thành sự kết hợp tuyệt vời giữa hiện đại và truyền thống.

CÔNG NGHIỆP NGHỆ THUẬT

Hoa là sản phẩm nông nghiệp được sử dụng phổ biến như một nét truyền thống đặc biệt của người dân Nhật nói chung và của Tokyo nói riêng. Chẳng thế mà cắm hoa đã trở thành một nghệ thuật ở đất nước Mặt trời mọc từ bao đời nay. Với môi trường khắc nghiệt, thiên nhiên không ưu đãi như nước Nhật, hoa lại càng được nâng niu, trân trọng và có mặt ở khắp nơi trong đời sống tinh thần và thường ngày của người dân nơi đây.

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana ra đời tại Nhật Bản cách đây hơn 14 thế kỷ với những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật phối hợp chất liệu với các mùa khác nhau trong năm. Gửi gắm vào đó là những triết lý sâu xa về nhân sinh quan của người Nhật, về Trời - Đất - Người và sự gắn kết của các thành tố trong vũ trụ bao la.

Bố cục của cắm hoa Ikebana thường theo góc tam giác tượng trưng cho “Trời” (Shin), “Nhân” (soe) và tượng trưng cho “Đất” (hikae). Trong đó, cành chính tượng trưng cho Shin là chủ đạo, khỏe mạnh làm trung tâm; cành thứ Soe có độ ngắn trung bình bằng 2/3 cành chính hơi nghiêng về một bên và Hikae đối xứng với cành Soe với độ dài ngắn nhất. Một bình hoa cắm thường có cả hoa, lá và cành bố trí phù hợp.

Trong lịch trình làm việc bận rộn tại Tokyo và các vùng lân cận, chúng tôi may mắn có dịp tham quan triển lãm Ikebana tại tầng 6 của tòa nhà Takashimaya trên phố Ginza, con phố nổi tiếng bậc nhất xứ Đông Kinh với sự tương phản rõ rệt có thể nhận ra ngay tại chính thủ đô Tokyo của Nhật Bản, một đất nước phát triển bậc nhất thế giới về mọi mặt.

Chủ đề của triển lãm là “Hành trình của trái tim” của trường phái Ikenobo, duy trì đến ngày nay qua 45 thế hệ. Triển lãm này được tổ chức để kỷ niệm 550 năm ngày thành lập của trường phái Ikenobo.

Trong thời đại công nghệ hiện đại, máy móc và bê tông dường như chiếm thế thượng phong, chúng tôi quả thực khâm phục và cảm động khi nhìn thấy dòng người xếp hàng một cách kiên nhẫn trong yên lặng tuyệt đối để được ngắm toàn bộ các công trình nghệ thuật trong cách cắm hoa Ikebana trường phái Ikenobo tại khu mua sắm này.

Lúc này, chúng tôi bất chợt thấy buồn khi liên tưởng đến cảnh dẫm đạp chen chúc xem hoa tại Thủ đô Hà Nội mỗi dịp có lễ hội hoa đường phố. Con người vẫn luôn hoài tìm những cảm giác, những giây phút yên bình để thưởng ngoạn cái đẹp, để tôn vinh sự hoàn mỹ của thiên nhiên trong một góc thu nhỏ của hiện tại.

Có một câu nói rất tâm đắc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là “tất cả những gì chúng ta đang tìm cầu đều đã có mặt trong giây phút hiện tại”, với người Nhật, cho dù cuộc sống hiện tại có khó khăn bao nhiêu, cho dù thiên tai địch họa đe dọa thường trực như thế nào, hoa vẫn luôn là cứu cánh cho cuộc sống nội tâm của từng cá nhân.

HOA TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Theo truyền thống, hoa lá cành trong cắm hoa Ikebana của Nhật Bản tùy thuộc theo mùa trong năm. Mỗi một mùa sẽ có một chủ đề nhất định phù hợp với nguyên liệu sẵn có. Ví dụ như hoa cúc trắng cho ngày tết, anh đào, lộc cho mùa xuân, hoa mẫu đơn, diên vĩ cho mùa hè, lá cành, quả khô cho mùa thu và mùa đông.

Cách bố trí bình hoa cũng thể hiện được sự thay đổi của thời gian, ví dụ như chủ đề mùa xuân sẽ gồm cành lộc và búp nụ kết hợp với các đường cong, mùa hạ sẽ gồm hoa lá tràn đầy, mùa thu với cành lá thưa thớt và mùa đông với cách sắp xếp đượm buồn của quả, cành khô và hoa đã rụng hết cánh.

Theo thời gian, việc giao thương mở cửa với bên ngoài đã đem lại sự thay đổi trong cách phối hợp hoa lá cành trong cắm hoa Ikebana. Các loại lá trang trí, hoa bản địa được sử dụng lẫn với các lá hoa trang trí nhập từ khắp nơi trên toàn thế giới. Người ta không phân biệt được đâu là giống hồng bản địa hay hồng nhập từ Columbia, từ Nepal hay cẩm chướng từ Ấn Độ, Trung Quốc.

Chúng tôi tin, cái đẹp luôn thuyết phục được mọi người và cho dù cuộc sống có nhiều bộn bề, vất vả với miếng cơm manh áo hay đối mặt với khó khăn từ thiên nhiên hay do chính con người tạo ra, chúng ta luôn tìm thấy thời gian để thưởng thức và tôn vinh món quà kỳ diệu do thiên nhiên ban tặng có sự nhào nặn và lưu tâm của chính chúng ta.

Nguồn cung hoa trong nước Nhật chỉ chiếm 40% thị phần, còn lại 60% Nhật Bản phải nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh hải khác. Hiện tại, sự sáng tạo trong nghệ thuật cắm hoa của người Nhật không bị bó gọn bởi nhân tố mùa như trước và chính vì thế, người nghệ sĩ mặc sức sáng tạo với các chất liệu mới, trong các khung cảnh mới và kết hợp mới.

Xu hướng sử dụng hoa cho cuộc sống thường ngày đang ngày một phổ biến, đặc biệt khi đời sống vật chất được nâng cao hơn. Khoan nói đến hoa trang trí ở nhà hàng, khách sạn hay các quán cà phê, bar nơi đương nhiên trang trí bằng hoa cắm có một vị trí khá vững chắc. Hoa cắm trong gia đình là một mảng mà các nhà bán lẻ, những chủ cửa hàng hoa tại Việt Nam có thể hướng tới trong chiến lược kinh doanh của mình.

Có thể làm một phép tính như sau: Mỗi một gia đình tại Thủ đô Hà Nội dù giàu hay nghèo cũng sử dụng hoa tươi ít nhất 2 lần một tháng vào ngày mùng 1 và rằm. Nếu mỗi lần chi phí bỏ ra trong khoảng 10.000 đến 20.000 đồng, tổng chi phí cho hoa tươi sẽ là 20.000 - 40.000 đồng/tháng. Lấy dân số Hà Nội bình quân 5 triệu người, tương đương 1,2 triệu hộ mà nhân lên với số tiền bình quân cho một tháng chúng ta có thể thấy được nguồn thu từ bán hoa có thể cao đến bao nhiêu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm