| Hotline: 0983.970.780

Vai trò của kháng sinh trong an toàn thực phẩm động vật và sản xuất bền vững

Thứ Ba 01/11/2016 , 09:08 (GMT+7)

Sản xuất thực phẩm động vật an toàn phải bắt đầu từ vật nuôi khỏe mạnh. Người chăn nuôi bị áp lực bởi các mầm bệnh trong chăn nuôi động vật chế biến thực phẩm...

Thông qua an toàn sinh học, dinh dưỡng và chuồng trại hợp lý, người chăn nuôi thực hiện các biện pháp quản lý tốt để giảm thiểu mầm bệnh.

Khi vật nuôi có nguy cơ bị bệnh thì kháng sinh là một công cụ mà người chăn nuôi có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe vật nuôi nhằm đảm bảo rằng vật nuôi được khỏe mạnh khi đưa vào chuỗi cung ứng thực phẩm.

Việt Nam là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi heo. Đồng thời Việt Nam cũng là một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, từ đó giúp đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước và thế giới, cũng như đáp ứng nhu cầu thực phẩm gia tăng gấp đôi khi dân số thế giới đạt 9 tỷ người.

world-bnk-tim-hieu-gii-php-khong-dung-khng-sinh-cho-chn-nuoi133527439
Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới tìm hiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam
 

Ứng dụng khoa học- công nghệ kháng sinh đóng một vai trò sống còn trong sản xuất đạm động vật, thông qua gia tăng vật nuôi khỏe mạnh bằng cách điều trị vật nuôi bị bệnh, kiểm soát sự lan truyền mầm bệnh trong đàn, ức chế sự phát triển của mầm bệnh trong vật nuôi hoặc trong đàn, gia tăng hiệu quả sản xuất của động vật dùng sản xuất thực phẩm. Các kháng sinh dùng trong thú y đóng vai trò quan trọng không kém các kháng sinh dùng ở người trong chữa bệnh và kiểm soát dịch bệnh.
 

Vai trò của kháng sinh trong chăn nuôi

Sản xuất thực phẩm động vật ngày nay ngày càng gia tăng thông qua các hệ thống chăn nuôi tập trung và hiện đại. Chăn nuôi tập trung tiềm ẩn nhiều áp lực mầm bệnh, nhưng cũng đồng thời gia tăng tính hiệu quả và tính bền vững môi trường. An toàn sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm áp lực mầm bệnh.

Kháng sinh giống như một “vị cứu tinh” khi áp lực mầm bệnh gia tăng trong chăn nuôi và có thể chuyển sang bệnh lâm sàng. Kháng sinh ngoài vai trò trị bệnh, kiểm soát bệnh và phòng bệnh còn đóng một vai trò hiệu quả trong việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột nhằm giúp cân bằng yếu tố có lợi.

Vật nuôi khỏe mạnh giúp sử dụng thức ăn và nguồn nước uống một cách hiệu quả nhất. Vật nuôi bệnh sẽ sử dụng dinh dưỡng để chống lại mầm bệnh, thay vì dùng dinh dưỡng đó để tạo ra mô cơ. Kháng sinh giúp phục hồi hoặc duy trì sức khỏe vật nuôi, và giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Nhìn chung kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi với nhiều mục đích chung như sau:

- Điều trị bệnh: Khi vật nuôi được chẩn đoán bị nhiễm bệnh, thì chúng sẽ được điều trị với loại kháng sinh phù hợp.

- Kiểm soát lan truyền bệnh: Các dấu hiệu bệnh được nhìn thấy ở nhiều vật nuôi trong đàn, thì kháng sinh sẽ được sử dụng cho tổng đàn nhằm giảm tối đa lan truyền mầm bệnh.

- Ngăn chặn bệnh: Kháng sinh được sử dụng để ngăn chặn các mầm bệnh đã được biết đến trước đây dựa theo kinh nghiệm và lịch sử trại.

- Cải thiện tăng trưởng sức khỏe: Kháng sinh được dùng để đảm bảo sự cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa của vật nuôi nhằm cải thiện việc sử dụng dinh dưỡng, cải thiện hiệu quả và cải thiện tăng trọng.
 

Những quan ngại về sử dụng kháng sinh

Việt Nam, cũng giống như các nước khác, vi khuẩn đề kháng kháng sinh gây ra nhiều bệnh tật và tử vong. Do đó, kháng kháng sinh là một trong những mối quan tâm đến sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất đối với thế giới. Với sự xuất hiện của vi khuẩn đề kháng kháng sinh, thì hệ thống sản xuất thực phẩm phải có trách nhiệm áp dụng khoa học- công nghệ và các ứng dụng thực tế bền vững trong chăm sóc vật nuôi.

Mối quan tâm nhiều nhất của mỗi người là được tiếp cận với các kháng sinh có hiệu quả cho người và vật nuôi. Là một nhà lãnh đạo toàn cầu ngày càng phát triển trong hoạt động sản xuất thực phẩm động vật và kinh doanh thực phẩm, Việt Nam có thể áp dụng các ứng dụng thực tế toàn cầu tốt nhất nhằm giảm thiểu sự phát triển đề kháng nhưng vẫn gia tăng sản xuất thực phẩm động vật và vẫn bảo vệ được sức khỏe cộng đồng.
 

Trách nhiệm người chăn nuôi và con đường phía trước

Điều quan trọng đối với tất cả mọi người tham gia trong sản xuất thực phẩm động vật là chứng minh rằng chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ của chúng ta bằng cách sử dụng kháng sinh một cách có trách nhiệm và do đó giúp duy trì lòng tin của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.

Nếu cấm tất cả mọi người sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì sẽ dẫn đến gia tăng số lượng vật nuôi chết và số lượng vật nuôi bị bệnh. Đồng thời, sẽ đặt sự công bằng của vật nuôi, sự phát triển bền vững nguồn lực và sự phát triển sản xuất chăn nuôi vào mức rủi ro cao.

hieu-qu-kinh-te-tu-mo-hinh-chn-nuoi-n-ton-sinh-hoc-1450447468133510112
Sử dụng kháng sinh hợp lý, vật nuôi phát triển khỏe mạnh mà chất lượng thực phẩm vẫn đảm bảo
 

Trong nhiều thập kỷ qua, các cơ quan Chính phủ như Cục Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cục Quản lý thuốc của Cộng đồng chung châu Âu và các cơ quan Chính phủ khác đang thực hiện các quy trình pháp lý trong phân tích rủi ro dựa vào khoa học để sửa đổi phương thức mà kháng sinh được sử dụng trong động vật sản xuất thực phẩm.

Các cơ quan Chính phủ đang tiến hành thực hiện các đánh giá rủi ro, và sau đó dựa vào các đánh giá này để triển khai các hoạt động thực tế trong quản lý rủi ro để kiểm soát việc sử dụng kháng sinh và cuối cùng là tăng cường tuyên truyền rủi ro nhằm giáo dục người chăn nuôi và các bác sĩ thú y để đảm bảo các kháng sinh được sử dụng đúng tại trại chăn nuôi.

Các cơ quan Chính phủ đang áp dụng các quy định và luật mới để đưa ra một khuôn khổ pháp lý giúp cho việc phân tích rủi ro được thực hiện dễ dàng và cũng giúp xây dựng cơ sở hạ tầng thú y. Kết hợp được tất cả các nỗ lực nêu trên sẽ góp phần vào việc chứng nhận và cho sử dụng kháng sinh một cách an toàn. Để thực hiện được những nỗ lực này cần có thời gian và nguồn lực với cam kết là xây dựng năng lực và khả năng dựa theo kinh nghiệm toàn cầu, cần có tầm nhìn từ 5 – 10 năm.
 

Phân biệt và nhận thức tầm quan trọng của kháng sinh

Trong triển khai sử dụngkháng sinh có trách nhiệm, các kháng sinh có thể được chia thành hai nhóm chính – nhóm kháng sinh quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người và nhóm kháng sinh không quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người.

Nhóm kháng sinh quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người bao gồm các kháng sinh chỉ dùng cho người và các kháng sinh dùng chung giữa người và vật nuôi. Nhóm kháng sinh không quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người bao gồm kháng sinh chỉ dùng cho vật nuôi.

- Nhóm kháng sinh chỉ dùng cho người là những kháng sinh được chứng nhận chỉ dùng làm thuốc cho con người, là nguồn dự trữ kháng sinh duy nhất dùng cho con người. Ví dụ như Daptomycin, Glycylcyclins và Mupirocin.

- Nhóm kháng sinh dùng chung giữa người và vật nuôi bao gồm phần lớn các nhóm kháng sinh được dùng làm thuốc sử dụng chung cho con người và cho vật nuôi. Ví dụ như Penicillins, Cephalosporins, Fluoroquinolones, Tetracyclins, Macrolides và Glycopeptides.

- Nhóm kháng sinh chỉ dùng cho vật nuôi là những kháng sinh được chứng nhận chỉ dùng làm thuốc cho vật nuôi. Ví dụ như Ionophores, Orthosomycins và Bambermycins.

Nhận thức được tầm quan trọng của kháng sinh trong y khoa sẽ giúp xây dựng thẩm quyền pháp lý trong việc sử dụng kháng sinh phù hợp trong động vật sản xuất thực phẩm. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra đề kháng ở động vật sản xuất thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ đem thực phẩm có chứa mầm bệnh (những mầm bệnh đem đến nguy cơ thất bại trong điều trị bệnh ở người) đưa vào chuổi cung ứng thực phẩm.

An ninh lương thực toàn cầu và lòng tin của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi bên liên quan. Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong sản xuất thực phẩm động vật là một bước vô cùng quan trọng theo hướng này.

 Xây dựng và thực hiện các quy định và luật mới thông qua kết hợp các ứng dụng thực tế trong phân tích rủi ro dựa vào khoa học có thể giúp chứng nhận hợp lý các kháng sinh trong sản xuất thực phẩm động vật.

 

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.