| Hotline: 0983.970.780

Vân Hội, những điều huyền bí: Huyền tích phủ quanh

Thứ Năm 23/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Xã Vân Hội (huyện Trấn Yên, Yên Bái) nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và vùng trung du, mảnh đất mây núi quần tụ lại nằm sát đền Âu Cơ linh thiêng.../ Nơi mẹ Âu Cơ đặt bước chân đầu tiên?

Bởi thế mà mỗi ngọn núi, dòng sông đều bao phủ những huyền tích cho đến nay người ta vẫn chưa lý giải hết…

Ông Lý Kim Khoa, Phó GĐ Bảo tàng tỉnh Yên Bái người có thời gian nghiên cứu rất sâu về vùng đất dưới chân núi Nả, bao gồm các xã: Vân Hội, Việt Hồng, Việt Cường, Đại Lịch…

Ông cho hay: Đây là vùng đất ẩn chứa nhiều huyền tích đến nay chưa lý giải hết. Cái tên Vân Hội có tự bao giờ, vì sao lại gọi là Vân Hội vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Dịch nghĩa nôm na theo tiếng Hán, Vân Hội có nghĩa là mảnh đất mây trời hội tụ. Theo các cụ kể lại mảnh đất Vân Hội là sự hội tụ linh khí thiêng liêng của đất trời…

Phải chăng vì thế mà khi mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng, theo lời nhà ngoại cảm từ rất xa mẹ đã nhìn thấy rất nhiều những đám mây ngũ sắc hội tụ trên các đỉnh núi nên đã ngược ngàn đặt bước chân đầu tiên lên đất Vân Hội?

21-52-42_b1
Ngòi Mon chảy từ núi Hận xuống hợp lưu với ngòi Vần trước khi đổ ra sông Hồng

Tích xưa lý giải về mấy ngọn núi ở đây. Chuyện rằng Phạm Bá Yên quê xã Kinh Chủ, huyện Kinh Môn (Hải Dương) là con cháu Trúc Công, do có công nên được vua Hùng đời thứ hai phong làm Thái sư.

Sau khi đỗ thám hoa vào năm Nhâm Tuất 1742, Phạm Bá Yên do thấy nhà vua nhu nhược, luôn thay ngôi đổi hiệu nên đã bỏ đất kinh thành ngược sông Hồng lên khu vực núi Nả làm nghề đốn gỗ buôn bè. Do có giọng hát hay nên Phạm Bá Yên ngồi trên bè mảng hát dọc dòng sông nhằm khích lệ những người cùng đi. Do mê tiếng hát của chàng tiều phu nên công chúa Liễu Hoa mới bảo vua vời chàng vào cung xem mặt và nghe chàng hát.

Một lần kia khi bè gỗ của Phạm Bá Yên đậu bến Tây Long, thấy lính túc vệ của vua Lê Hiển Tông tới gọi vào cung, đó là năm Cảnh Hưng thứ 7 (1746 Bính Dần).

Tại vườn thượng uyển có cả mẫu hậu cùng nghe, còn công chúa Liễu Hoa thì ngồi trên gác đài sen theo dõi. Vua hỏi về gia đình, tông thất, nghề nghiệp… Phạm Bá Yên trả lời lưu loát, vua bảo: Ta nghe nói nhà ngươi có giọng hát hay nên mời vào đây, người hãy hát cho ta nghe để xem có đúng như lời đồn đại không?

Không ngần ngại Phạm Bá Yên đã hát cho vua và mẫu hậu nghe, giọng hát của Phạm Bá Yên đã làm cho nhà vua và mẫu hậu mê mẩn đúng như lời đồn đại.

21-52-42_b2
Núi Bụt từ hồ Vân Hội nhìn lên, mùa hạ có rất nhiều mây quần tụ

Sau đó nhà vua ngỏ lời gả công chúa Liễu Hoa cho chàng, Phạm Bá Yên đồng ý, hai người kết duyên vợ chồng, được nhà vua phong là Phò mã Quận công, cử lên vùng núi phía Bắc trấn ải, quản lãnh phủ Quy Hóa gồm 3 huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Lập và hai châu Văn Bàn, Thủy Vĩ với 18 tổng. Tại đây Phạm Bá Yên cho đắp lũy xây thành để ngăn cản khi giặc phương Bắc tràn tới.

Thương nhớ chồng nơi biên ải, công chúa Liễu Hoa cùng hai nàng hầu Đào Hoa và Phương Hoa dắt theo một toán lính cận vệ ngược sông Hồng tới nơi Phạm Bá Yên xây dựng doanh trại. Khi tới hang Bài (thuộc làng Dọc xã Việt Hồng bây giờ) nàng hầu Đào Hoa bị con trăn gió giết chết. Lính túc vệ báo tin cho Phạm Bá Yên, nhưng chỉ nói tên Hoa bị nạn, ngờ rằng vợ mình đã chết nên Phạm Bá Yên vội lên ngựa phóng đi, tới dốc Lồng thì ngựa bị trượt chân rơi xuống vực, khiến cả người và ngựa đều chết. Mộ Phạm Bá Yên được người dân chôn trên núi Dêu.

Công chúa Liễu Hoa hay tin chồng mất không trở về kinh thành mà ở lại cùng dân bản xứ trông nom ngôi mộ của chồng. Khi nào nhớ mẹ cha, nàng lại trèo lên ngọn núi cao nhất vùng nhìn về kinh đô. Sau 3 năm mãn tang chồng, công chúa Liễu Hoa tự sát để thể hiện sự thủy chung của mình. Ngọn núi nơi công chúa ngóng trông, người dân đặt tên là núi Tiết Nghĩa Viên, ngày nay gọi là núi Nả.

21-52-42_b3
Núi Hận, nơi Phò mã Quận công Phạm Bá Yên tự vẫn

Chuyện ấy được ghi trong gia phả họ Phạm xã Việt Hồng, ngoài ra còn có dị bản kể rằng: Do có giọng hát hay nên Phạm Bá Yên được vua mời vào cung. Phạm Bá Yên kể rằng quê hương mình ở trên núi cao, giàu có sản vật, ăn cơm lọng bát Tàu, ăn đâu bỏ đấy…Thực ra là mâm cơm trải ra bằng lá chuối, bát Tàu chính là những tàu lá dong.

Công chúa thấy lạ lên sai lính túc vệ đưa nàng lên thăm quê hương của Phạm Bá Yên. Khi tới Vân Hội thì bị rắn độc cắn chết, được tin công chúa đã tin lời nói dối của mình mà chết oan uổng nên Phạm Bá Yên vô cùng ân hận chàng lên núi tự vẫn. Ngọn núi ấy có tên là núi Hận.

Vùng đất Phạm Bá Yên thay mặt nhà vua thống lĩnh dưới chân núi Nả nhân dân dựng nhiều ngôi đình: Bản Chao, Minh Phú, Đồng Yếng, Dọc, Vần, Thanh Bồng, Bằng Là, Làng Chùa, Mường Mỵ…

Những ngôi đình này không chỉ thờ thành hoàng mà còn thờ mẫu thượng ngàn, mẫu Âu Cơ, Cao Sơn Đại Vương và những người có công khai khẩn đất đai lập nên làng bản, như Phạm Văn Vạy, cha của Phạm Bá Yên, Đức thượng lang Quận công Phạm Bá Yên…

Vua Khải Định năm thứ 9, ngày 25/7/1924 đã 3 lần phong sắc cho đình Minh Phú thuộc xã Vân Hội, đạo sắc ghi như sau: “Sắc cho xã Minh Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái phụng sự đấng tôn thần đệ nhất Cao Sơn Đại Vương: Thần có công phù trợ nước, che chở cho dân, linh ứng đã tỏ rõ.

Nay trẫm nhân dịp đại lễ mừng thọ tứ tuần, ban chiếu báu tuyên rõ ân sâu, làm lễ thăng bậc, phong cho là thượng đẳng thần Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng, cho phép phụng thờ. Mong ngài che chở, phù hộ cho dân của trẫm. Vậy nay ban sắc”.

21-52-42_b5
Ao Xanh giữa lưng chừng núi do ngòi Lĩnh tạo nên

Do trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tao loạn đình Minh Phú không người trông nom đã sụp đổ giờ chỉ còn lại nền đất. Bà Nguyễn Thị Khanh kể rằng: Cụ Hoàng Thị Phúc là người dân bản xứ ở đây, chúng tôi gọi là cụ Mục, cụ được phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Nhà cụ ở bên kia ngòi Lĩnh, khi cụ còn sống vẫn thường qua nhà tôi chơi nói rất nhiều chuyện về ngôi đình này. Trong đó có chuyện một người hành hương qua đây vào một đêm khuya khoắt đã vào trong đình ngủ nhờ.

Sáng trở dậy nhìn thấy có đôi chân đèn trên ban thờ rất đẹp mới bỏ túi mang về, không hiểu sao người ấy cứ đi vòng quanh ngôi đình. Người dân thấy lạ mới hỏi anh định đi đâu sao cứ quanh quẩn ở đây.

Người kia mới trả lời: Tôi đi mãi mà không tìm thấy đường về nhà. Họ mới hỏi: Anh có cầm vật gì của đình không? Nếu trót cầm của đình thì mau trả lại, thắp hương tạ tội thì các ngài mới mở mắt cho đi. Người kia vạch tay nải lấy đôi chân đèn đặt lên ban thờ, sau khi thắp hương và khấn vái anh ta mới bước nổi ra đường...

Ông Nguyễn Văn Thế, Bí thư xã Vân Hội, chỉ tay lên các dãy núi bảo tôi: Mỗi dãy núi, con ngòi ở đây đều chứa đựng những huyền tích mà chúng tôi chưa thể khám phá hết. Vì sao các cụ gọi là núi Bụt, núi Kìm, thác Quẽ, Ao Xanh. 

Cũng có người kể rằng Ao Xanh nằm ở lưng chừng núi, nước ở đây quanh năm trong xanh mát rượi, chiều chiều những nàng tiên từ trên trời bay xuống hạ giới dạo chơi, sau khi lượn vòng quanh núi Nả đã cởi xiêm y vắt trên các tảng đá lội xuống Ao Xanh tắm mát trước khi về trời. 

Một lần kia có một cơn gió mạnh đã thổi bay chiếc quần lĩnh của một nàng tiên xuống khe suối tìm mãi không thấy. Nàng tiên đó phải đợi đến khi trời tối mới dám bay về trời. Phải chăng từ tích chuyện đó nhân dân mới gọi là ngòi Lĩnh, Ao Xanh?

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm