| Hotline: 0983.970.780

Vị lương y của người nhiễm chất độc da cam

Thứ Tư 27/07/2011 , 14:15 (GMT+7)

Lương y Nguyễn Văn Thiệu kể, cái nghiệp “dao cầu thuyền tán” của gia đình, đến ông là đời thứ bảy.

Bệnh nhân đến khám tại nhà lương y Thiệu

Khác với lương y Đào Viết Thoàn, chỉ chuyên trị bỏng, lương y Nguyễn Văn Thiệu (thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) là một lương y đa khoa. Các bệnh mà ông điều trị có hiệu quả từ nhiều năm qua, đã được nghiệm chứng.

>> Cứu hàng vạn bệnh nhân bỏng
>> Chuyện ông Thoàn chữa bỏng

Lương y Nguyễn Văn Thiệu kể, cái nghiệp “dao cầu thuyền tán” của gia đình, đến ông là đời thứ bảy. Cụ tổ bảy đời của ông, cụ Nguyễn Công Quế, vốn là một người lính của triều đình phong kiến, từng “trấn thủ lưu đồn” ở biên cương phía Bắc. Sống trong rừng, những binh lính người miền xuôi thường nhiễm lam sơn chướng khí, phát ra bệnh tật. Là người có sức khỏe lại nhanh nhẹn nên mỗi lần quân lính ốm, viên tướng trấn thủ lại phái cụ Quế vào những bản làng trong vùng đón những người biết thuốc ra chữa.

Thói quen của những lương y người miền núi ngày ấy là không mấy khi trữ thuốc. Thường khi chẩn bệnh cho người ốm xong, họ mới vào rừng hái thuốc về chữa trị. Và thế là cụ Quế lại được phái đi cùng với các lương y để giúp đỡ họ. Vốn ham học hỏi, qua nhiều lần lặn lội trong rừng cùng các lương y áo chàm, cụ Quế đã học được nhiều bài thuốc của họ, và hiểu được dược tính của 16 loại cây là: tầm xuân, rung rúc, quýt rừng, bươm bướm, bồ nẹt, mã chiên, cỏ xước, rễ lốt, chỉ thiên, cỏ chân rết, mào trắng, dây vôi, tục cốt đằng, bồ cu vẽ, lá móng tay, cùng với cách thức, thái, sao, hạ thổ rồi chế thành những bài thuốc cụ thể cho từng loại bệnh.

 Cái nghiệp thuốc của gia đình khởi đầu từ đó.

Năm 13 tuổi, lương y Nguyễn Văn Thiệu đã cùng cha, cụ Nguyễn Bá Trị, được ông nội là cụ Nguyễn Bá Trường dạy về vọng, văn, vấn, thiết (4 cách khám bệnh của Đông y) và kê đơn, bốc thuốc. Tuy học được khá sâu về thuốc gia truyền, nhưng cảm thấy thế vẫn chưa đủ, nên năm 1979, lương y Nguyễn Văn Thiệu quyết định theo học khoa y học cổ truyền của trường Trung cấp y Hải Dương, và sau 3 năm miệt mài học tập, ông đã tốt nghiệp xuất sắc, được cấp bằng loại ưu.

Đến nhà lương y Nguyễn Văn Thiệu, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân là người bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/điôxin đến khám. Ông Hoàng Tư Khuê ở xã Vũ Phúc (TP Thái Bình) kể, ông đi bộ đội năm 1959, xuất ngũ năm 1962, năm 1967 tái ngũ, vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị rồi năm 1970 lại xuất ngũ. Từ khi xuất ngũ, ông bị ảnh hưởng nặng về trí tuệ, lúc nhớ lúc quên. Năm 2009, ông được giám định và kết luận là nhiễm CĐDC/điôxin.

 Ông Lê Văn Lưu và ông Hoàng Hải Vân cũng đều ở Vũ Phúc. Hai ông đều đi bộ đội năm 1968, đều chiến đấu ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Hiện tại trên đầu ông Lưu còn mọc rất nhiều khối u lồi ra, đau đầu, mất ngủ. Con trai ông (sinh sau năm 1970) bị viêm tai giữa, màng nhĩ trắng, sinh tật ở lưng… Ông Vân bị u bàng quang, đã mổ nhưng không khỏi, rất khó đi giải. Con trai đầu của ông Vân (sinh sau khi ông xuất ngũ) mới 7 tuổi đã thiểu năng trí tuệ, con thứ 2 bị nổi mẩn khắp lưng. Năm 2009 cả ông Vân và ông Lưu đều được giám định và đều được kết luận là nhiễm CĐDC/điôxin…

Còn rất nhiều nạn nhân CĐDC/điôxin nữa mà trong một bài báo ngắn, chúng tôi không thể kể hết, đã đến đây theo giấy giới thiệu của Hội Nạn nhân CĐDC/điôxin địa phương và được lương y Nguyễn Văn Thiệu khám, cấp thuốc miễn phí, bắt đầu từ năm 2007. Do lượng người đến rất đông nên lương y Nguyễn Văn Thiệu phải đặt lịch khám cho từng địa phương.

Nhìn bảng ghi lịch khám cho các nạn nhân CĐDC/điôxin của ông, thấy chỉ trừ thứ 2, còn thì kín cả tuần. Sáng thứ 3: Tiền Hải, chiều thứ 3: Vũ Thư. Sáng thứ 4: Kiến Xương, chiều thứ 4: TP Thái Bình. Sáng thứ 5: Thái Thụy. Sáng thứ 6: Đông Hưng. Ngày thứ 7: Quỳnh Phụ và ngày Chủ nhật: Hưng Hà. Mỗi huyện, mỗi lần ông khám cho 5 người, bình quân mỗi tuần khám cho 40 người. Mỗi năm (52 tuần), trên hai ngàn người được ông khám bệnh miễn phí. Mỗi người, sau khi khám, được cấp miễn phí 5 thang thuốc (mỗi thang trị giá 50 ngàn đồng). Như vậy, mỗi năm, giá trị số thuốc mà ông cấp miễn phí cho những nạn nhân CĐDC/điôxin lên tới trên 500 triệu đồng. Tôi hỏi ông:

- Những thang thuốc mà ông bốc cho các nạn nhân, có phải đều cùng một loại?

- Không thể cùng loại được. Khi trong người đã bị nhiễm CĐDC/điôxin thì nó biến chứng thành hàng trăm thứ bệnh khác nhau, nhiều người bị hai ba bệnh một lúc. Phải tùy bệnh mà bốc thuốc. Bệnh nào thuốc ấy chứ.

- Có nhiều người khỏi không, thưa ông?

- Những thang thuốc của tôi chỉ có tác dụng làm dịu bớt nỗi đau, bồi bổ thêm sức khỏe cho các nạn nhân thôi, chứ đã là bệnh có nguồn gốc từ chất độc da cam thì rất khó khỏi. Cũng có những anh khỏi, nhưng có lẽ đấy là những anh… giả chất độc da cam. Bởi bệnh của họ là bệnh thông thường chứ không có nguồn gốc là nhiễm chất da cam.

Lương y Nguyễn Văn Thiệu chữa được nhiều loại bệnh. Ở trẻ em là viêm họng và những biến chứng của viêm họng như ho, tức ngực, khó thở, ăn ngủ kém, người gầy và đau khớp… Với mọi lứa tuổi khác, là thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh cổ gáy, đau thần kinh khớp vai, tê đau cánh tay, đau thần kinh tim, đau thần kinh liên sườn, vôi hóa các đốt sống lưng, sưng đau khớp gối, viêm đa khớp…

- Nếu vậy thì phòng khám của ông chính là nơi phát hiện những trường hợp giả chất độc da cam hiệu quả nhất…

- Việc xác định những người giả chất độc da cam là việc của những cơ quan khác. Là thầy thuốc, thấy người có bệnh thì phải chữa. Tôi chỉ biết căn cứ vào giấy giới thiệu của Hội Nạn nhân chất độc da cam địa phương, thấy có tên ai thì tôi khám, cấp thuốc cho người ấy.

Ngoài việc khám, cấp thuốc miễn phí cho những nạn nhân CĐDC/điôxin, lương y Nguyễn Văn Thiệu còn dành cho các nạn nhân chất độc da cam nhiều tình cảm khác. Mỗi năm, cứ đến tháng 12 âm lịch là ông lại dành 400 suất quà (mỗi suất 60.000 đồng) tặng cho các cháu là con em các nạn nhân, và trợ cấp thường xuyên cho 2 cháu bị di chứng chất độc da cam ở xã Đồng Tiến (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), bởi bố mẹ các cháu đều đã mất.

Nhắc đến ông, hầu như không mấy người dân tỉnh lúa là không biết, bởi vì, nói như một nạn nhân chất độc da cam, thì ông là “thầy thuốc của chúng tôi”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm