| Hotline: 0983.970.780

Vì mục tiêu bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng

Thứ Năm 25/06/2020 , 09:40 (GMT+7)

Việt Nam đã và đang có một số chương trình/dự án về giảm phát thải khí nhà kính.

Lực lượng Kiểm lâm Quảng Bình phối hợp với các cơ quan chức năng nỗ lực bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.

Lực lượng Kiểm lâm Quảng Bình phối hợp với các cơ quan chức năng nỗ lực bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.

Việc triển khai thực hiện thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (viết tắt là REDD+)…

Đề án đang triển khai tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế). Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy được những nguyên nhân chính trực tiếp dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng.

Đó là việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su và keo; xâm lấn đất lâm nghiệp để làm nông nghiệp; khai thác gỗ bất hợp pháp.

Những nguyên nhân sâu xa chính dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng là: khuôn khổ pháp lý còn hạn chế, chưa thực sự khuyến khích người dân tham gia tích cực trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tự nhiên.

Ngoài ra, còn thiếu sự điều phối giữa các ngành và các bên và hiện trạng nghèo đói trong cộng đồng nông thôn còn khá phổ biến, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng.

Ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết, kế hoạch chia sẻ lợi ích Đề án giai đoạn 2018-2025 nhằm giải quyết các vấn đề, những nguyên nhân chính và nguyên nhân sâu xa gây mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng.

“Trong đó, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng, đóng góp cho việc cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng là điều đáng quan tâm”- ông Long nói..

Việc triển khai dự án với nhiệm vụ khuyến khích cộng đồng dân cư sống ở địa bàn lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ hợp tác tích cực trong quản lý tài nguyên rừng thông qua các hoạt động đóng góp cho mục tiêu, kết quả của đề án.

Thông qua đó, cộng đồng được hưởng lợi một cách công bằng, minh bạch; góp phần thí điểm lồng ghép các nguồn lực đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải.

Đối tượng được chia sẻ lợi ích, là các dơn vị, cá nhân thuộc địa bàn 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ tham gia thực hiện đề án.

Các ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, công ty lâm nghiệp; cộng đồng dân cư, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các chương trình/dự án của Chính phủ, các dự án hợp tác quốc tế và các sáng kiến khác có liên quan.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân ở Trung ương, tỉnh, huyện, xã có liên quan đến chia sẻ lợi ích đã được quy định.

Nguyên tắc chia sẻ lợi ích dựa trên tính công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm chỉ những ai đóng góp (trực tiếp và gián tiếp) cho mục tiêu giảm phát thải của đề án mới được hưởng lợi.

Mức hưởng lợi phải căn cứ vào kết quả cuối cùng về bảo vệ và phát triển rừng (được giám sát đánh giá và nghiệm thu theo quy định của đề án) đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của toàn đề án (được đo đạc, kiểm chứng và báo cáo định kỳ theo quy định của đề án).

Kết quả thực hiện được giám sát, đánh giá ở các cấp thông qua hệ thống các chỉ số kết quả cụ thể (bao gồm cả các chỉ số về rừng/đất lâm nghiệp và chỉ số bảo đảm an toàn).

Đồng thời khuyến khích sự tham gia của các đối tượng dễ bị thiệt thòi như phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư nghèo sống phụ thuộc vào rừng.

Các hoạt động phù hợp được phân bổ và chia sẻ lợi ích, bao gồm 4 hợp phần. Thứ nhất là tăng cường các điều kiện thuận lợi cho giảm phát thải.

Cụ thể là tăng cường hiệu quả quản lý đối với rừng tự nhiên, kiểm soát tốt hơn việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang các mục đích sử dụng đất khác. Tăng cường thực thi pháp luật, làm rõ ranh giới đất đai. Tăng cường phân cấp cho cộng đồng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng thông qua các cơ chế quản trị và quản lý rừng.

Thứ hai, tăng cường quản lý bền vững tài nguyên rừng và nâng cao trữ lượng các-bon. Bao gồm các hoạt động lâm sinh trực tiếp đóng góp cho giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ các-bon.

Đó là bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung. Tái trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; trồng làm giàu rừng tự nhiên nghèo. Chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn sang chu kỳ dài, tái trồng rừng bằng các loài bản địa. Bảo vệ, trồng làm giàu và tái trồng rừng phòng hộ ven biển.

Thứ ba, thúc đẩy nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững cho người dân sống dựa vào rừng. Bao gồm các hoạt động gián tiếp đóng góp cho giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ các bon.

Sản xuất nông lâm kết hợp gắn tại các điểm nóng mất rừng và suy thoái rừng. Hỗ trợ các chuỗi giá trị nông nghiệp không gây mất rừng. Sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ. Hỗ trợ cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ tạo cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Thứ tư là hợp phần quản lý đề án và giám sát phát thải. Hợp phần này bao gồm các hoạt động giám sát đánh giá kiểm chứng báo cáo cũng như các hoạt động truyền thông và quản lý chia sẻ kiến thức.

Thực hiện tốt các hoạt động trong 4 hợp phần trên, Quảng Bình là một trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ được hưởng lợi ích từ nỗ lực giảm phát thải. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, nguyện vọng của các bên tham gia, các hình thức hưởng lợi sẽ được xác định.

Lợi ích tiền mặt có thể dưới dạng tiền công tuần tra bảo vệ rừng, tiền phụ cấp khi tham gia các hoạt động quản lý điều phối, giám sát, đo đạc, báo cáo và kiểm chứng… theo hình thức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

“Lợi ích phi tiền mặt có thể dưới dạng các gói hỗ trợ đầu tư nhỏ, các gói hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng dân cư, người dân địa phương thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững không gây mất rừng, nông lâm kết hợp hoặc quản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ bền vững.”, ông Nguyễn Văn Long cho biết thêm.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất