| Hotline: 0983.970.780

Vì sao "cỗ khóc" bị dẹp mà "cỗ cười" thì không?

Thứ Hai 11/11/2013 , 09:23 (GMT+7)

Tập quán “cỗ cười” đã ăn sâu, bám rễ nhiều đời nay, không có mâm cao cỗ đầy không thành đám cưới. Đám cưới không cỗ thất bại nhưng đám tang không cỗ lại được người dân trong huyện Đan Phượng hưởng ứng nhiệt tình đến không ngờ.

Ở Đan Phượng (Hà Nội) có ba đám cưới không cỗ được thí điểm. Đầu tiên là đám cưới con trai của Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, hai đám cưới không ăn cỗ còn lại tổ chức tại xã Hồng Hà và Liên Trung do Đoàn Thanh niên xã vận động đứng ra đầu tàu còn đại diện xã đến tận nhà chú rể trao giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên cưới không cỗ vẫn chỉ là mô hình không thể nhân rộng thêm được vì tập quán “cỗ cười” đã ăn sâu, bám rễ nhiều đời nay, không có mâm cao cỗ đầy không thành đám cưới. Đám cưới không cỗ thất bại nhưng đám tang không cỗ lại được người dân trong huyện hưởng ứng nhiệt tình đến không ngờ.

Trước đây, hễ nhà nào treo cờ phướn, phát trống tang là ở đó có tiếng côm cốp của dao, của thớt. Cỗ đám ma thường kéo dài hai ba ngày với 60 - 80 mâm ăn uống liên miên, khách đến đi quanh quan tài một vòng là khoanh chân ngồi xuống mâm đánh chén.

Thấy lệ đó xấu quá ông Phạm Xuyến ở thôn Địch Thượng xã Phương Đình đã đề xuất chủ trương đám tang không ăn uống. Thôn ra nghị quyết, loa thông báo ra rả, hội nghị nào của đoàn thể cũng lồng ghép nội dung tuyên truyền, hội người cao tuổi xung phong cầm cờ lâm trận. Ấy vậy mà ở những đám ma đầu tiên tình hình diễn ra vẫn rất căng thẳng.


Đường làng đã được bê tông hóa

Khuyên bảo thiện chí nhưng gia đình người chết đến tận nhà ông Xuyến to tiếng vì bảo ngăn cấm họ thể hiện chữ hiếu với bố mẹ bằng mâm cao, cỗ đầy. Đường thẳng bế tắc, ông Xuyến phải đi đường vòng đến từng nhà vận động không đi ăn cỗ đám ma, “chặn” từng người ngoài đường, đầu ngõ mà khuyên chỉ thắp hương, phúng viếng thôi rồi về, đừng có xếp bằng đụng chén, đụng bát.

Chẳng thiết tha gì chuyện ăn uống giữa những tiếng nỉ non than khóc, tiếng bát âm não nùng, người dân dần ủng hộ ông Xuyến ra mặt. Những đám hiếu tiếp theo ở làng mâm cỗ cứ ít dần đi rồi vắng bặt. Trước đây, sau mỗi đám tang con cháu mặt ai cũng méo xệch vì lo trả nợ tiền cỗ, gần như đám nào cũng lỗ chỏng lỗ chơ. Giờ đây sau mỗi đám tang không cỗ của người thân, con cháu lại có thêm một quyển sổ tiết kiệm mới.

Về quê hương của đám ma không cỗ, tôi còn nghe chuyện thôn La Thạch (Phương Đình) làm đường cũng lắm kinh nghiệm đáng học. Ông Nguyễn Văn Viên, Trưởng thôn, bảo làng mình thuần nông, kinh tế khó khăn hơn nhiều làng có nghề, có dịch vụ. Bận La Thạch tổ chức họp chi bộ bàn về đóng góp làm đường, tưởng vỡ trận đến nơi.

Chỉ đơn giản tạm tính góp một triệu đồng/khẩu trung bình một nhà đã phải nộp 5 - 7 triệu đồng, có nhà đến 19 triệu đồng vì đông người thì tiền đâu mà đóng? Có những buổi họp hai giờ sáng mới lục tục ra về mà lòng dân vẫn chưa đồng thuận. Lãnh đạo thôn đành quyết định chọn xóm Hòa Bình làm điểm với phương pháp huy động mềm dẻo hiếm có. Hộ có điều kiện đóng gọn một lần, hộ trung bình đóng từ 2-3 lần, hộ nghèo được miễn một suất, những người trên 80 tuổi cũng được miễn luôn.

Thấy hợp tình, hợp lý, người dân ào ào đóng góp. Có những cụ già trên 90 tuổi rồi mà vẫn lọc cọc chống gậy đến ban gây quỹ, khăng khăng đòi được đóng góp bởi nhẽ: “Tôi đã sống ở đây từ nhỏ đến bây giờ sắp chết rồi sao lại không cho góp tí của để làm đường thôn xóm thêm sạch đẹp?”.

Những con đường làng trước nhỏ hẹp trên 1 m giờ bình quân rộng 5,5 m, ô tô đi lại tránh nhau dễ dàng đã làm cho bộ mặt xóm Hòa Bình thay đổi hẳn. Thấy dân xóm Hòa Bình làm đường xong thích quá, đồng loạt 7 xóm còn lại của thôn đồng loạt giơ tay xin làm. Tất cả hệt như một đại công trường, chỉ trong 50 ngày đã xong 3,7 km ngõ xóm, rãnh thoát nước của La Thạch.

Dân tự tổ chức khảo sát, thiết kế, mua vật liệu, tổ chức thi công, giám sát nên chất lượng đường tốt mà giá thành lại hạ. Có đường làng ngõ xóm rộng rãi, tự nhiên tình cảm làng xóm, láng giềng cũng tăng lên, phong trào văn hóa, thể dục thể thao ngày càng phát triển. Xóm nào cũng lập ra đội bóng đá, đội văn nghệ, Chủ nhật nào La Thạch cũng ầm vang tiếng hô hào cổ vũ cho giải vô địch thôn…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm