Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Giám đốc thẩm chỉ xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xử lại các bản án.
Trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải, đích thân Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm Chủ tọa phiên Giám đốc thẩm kiểm tra, thẩm định, đánh giá tính hợp pháp, có căn cứ của các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án và chủ yếu làm rõ những nội dung trong kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường hợp này, đối tượng của thủ tục Giám đốc thẩm phải xét lại chính là các Bản án đã tuyên Hồ Duy Hải có tội. Vì vậy, những người liên quan trực tiếp cần phải triệu tập chính là những: cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán… đã từng luận tội, kết tội tử tù Hồ Duy Hải.
Việc triệu tập tử tù Hồ Duy Hải là không cần thiết.
Theo đó, vai trò của Luật sư trong phiên Giám đốc thẩm cũng chỉ dừng lại ở việc giải trình và cung cấp tài liệu chứng cứ để Hội đồng xét xử xem xét.