| Hotline: 0983.970.780

Món ngon ngày Tết

Cách làm mứt dừa Tết chuẩn truyền thống ngay tại nhà

Thứ Hai 25/01/2021 , 13:33 (GMT+7)

Dưới đây là hướng dẫn cách làm mứt dừa Tết chuẩn truyền thống ngay tại nhà cho mọi người đón Tết Tân Sửu 2021, vừa ngon vừa dễ làm.

Cách làm mứt dừa Tết chuẩn truyền thống ngon, dễ làm ngay tại nhà. Video: RatLaHay.

Mứt dừa Tết truyền thống đã là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Mức dừa thường có nhiều loại, như: dạng sợi, viên và ngũ sắc (như trắng, vàng, hồng, tím…)

Về cơ bản, các bước làm các loại mứt dừa Tết tương đối giống nhau, chỉ khác ở công đoạn thái thành sợi hoặc hạt và nhuộm màu thôi.

Để có được một ngày Tết Nguyên đán 2021 đầy đủ, vui vẻ và hạnh phúc, hãy cùng tham khảo cách chế biến mứt dừa truyền thông này.

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt dừa

Nếu chỉ làm mứt dừa trắng, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

- Cùi dừa: 1-2 quả

- Đường trắng: 1kg

- Vani: 5 - 10 ống nhỏ.

Chú ý khi chọn nguyên liệu:

- Cùi dừa: Nên chọn dừa không quá non và quá già. Nên chọn quả dừa tươi đã được bóc vỏ nhưng còn nước bên trong.

- Đường trắng: Chọn đường trắng, sạch của thương hiệu uy tín.

- Vani: Vani có thể mua ở các cửa hàng tiện ích hoặc trong siêu thị.

2. Cách làm mứt dừa truyền thống

Bước 1: Làm sạch

Dùng nạo làm sạch lớp vỏ lụa bên ngoài của cùi dừa và rửa sạch. Chú ý không làm dập, vỡ cùi dừa trong quá trình làm sạch vỏ.

Sau khi làm sạch, rửa bằng nước sạch, sau đó bổ đôi (quả) cùi dừa bằng đường cắt ngang (không cắt dọc) và dùng nạo quanh vết cắt để có sợi dừa dài tùy ý. Chú ý, không nạo quá dày hoặc quá dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sao sên dừa và chất lượng mứt.

Mẹo: Nên dùng 1 vật hình trụ, có miệng tròn đủ rộng đặt dừa lên trên, sau đó dùng dụng cụ nạo vỏ nạo tròn quanh quả dừa sẽ tiện lợi, dễ xoay, không mỏi tay

Ngâm và rửa cùi dừa đã nạo làm sạch nhớt và để ráo nước. Chú ý không để nơi có bụi bẩn, côn trùng dễ xâm nhập.

Bước 2: Ngâm cùi dừa với đường

Rải 1 lớp cùi dừa vào chậu (hoặc dụng cụ phù hợp) và cho 1 lớp đường lên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết số cùi dừa đã nạo. Chú ý, mỗi 1 quả dừa chỉ nên dùng 500gr đường. Có thể tùy chỉnh độ ngọt bằng cách thêm bớt lượng đường tùy theo khẩu vị.

Sau khi rải, dùng tay trộn đều, đảm bảo mọi mặt của sợi dừa đều có đường bám.

Đậy kín và để đường chảy nước từ 2-4 tiếng cho đến khi đường tan, ngấm đều làm cùi dừa trở nên trong đều.

Bước 3: Nấu cùi dừa với đường

Cho cùi dừa đã ngâm cùng nước đường vào chảo rồi đun lửa to trên bếp (có thể dùng bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại) cho đến lúc sôi thì giảm nhỏ lửa còn một nửa.

Dùng đũa đảo đều để sợi dừa tắm đều nước đường, không dính vào nhau, không cháy. Khi đảo cần chú ý đều vào nhẹ tay để sợi dừa không bị nát, không cuộn thành từng bó.

Quá trình đảo khá lâu (từ 15-30 phút tùy lượng mứt) có thể làm bạn bị mỏi nên chuẩn bị ghế ngồi cho thoải mái.

Khi lượng nước trong chảo bắt đầu khô, cho thêm 1 ít vani rắc đều để tạo mùi và tiếp tục đảo đều cho tới lúc đường kết tinh thành bột trắng bám dính xung quanh sợi dừa và cô thành hạt nhỏ li ti dưới đáy chảo thì tắt bếp.

Bạn đảo đều và nhấc chảo, cho cùi dừa lên chiếc nong hoặc mâm để mứt nguội hẳn.

Như vậy, bạn đã làm xong và có mứt dừa thành phẩm thơm ngon, béo ngậy.

Đối với cách làm mứt ngũ sắc hoặc hạt, báo NNVN sẽ chia sẻ trong bài khác. Nhưng về cơ bản, cách làm mứt dừa ngũ sắc hoặc hạt sẽ giống như cách làm mứt dừa sợi màu trắng truyền thống chỉ khác nhau ở bước tạo màu, tạo sợi, tạo hạt.

Xem thêm
Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo trong 10 tháng

Kon Tum khó hoàn thành kế hoạch trồng 1.000ha chanh dây. Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo trong 10 tháng. Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu cà phê giảm 45% so với cùng kỳ. Việt Nam trong tốp 3 nguồn cung dừa tươi lớn nhất cho Hoa Kỳ.

Hội quán chứng minh được vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới. Không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, hội quán còn trở thành trung tâm thúc đẩy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế bền vững, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và nâng cao đời sống người dân.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Tương lai của loài voi tại Việt Nam đang sáng lên hy vọng

Việc bảo vệ và phát triển đàn voi không chỉ là bảo tồn một loài động vật, mà còn là bảo vệ một phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng, góp phần giữ gìn sự cân bằng thiên nhiên.