Sắp diễn ra sự kiện cơ giới hoá nông nghiệp quy mô nhất lịch sử. Triển lãm ILDEX Việt Nam tái khởi động sau 3 năm gián đoạn. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 29 lần. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1 châu Á. Trang bị kiến thức kháng sinh trong chăn nuôi cho nông dân.
SẮP DIỄN RA SỰ KIỆN CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP QUY MÔ NHẤT LỊCH SỬ
Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Hiệp hội Nông nghiệp Đức, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức họp báo công bố sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 với chủ đề "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững" vào chiều 30/6. Sự kiện sẽ được tổ chức từ ngày 24/8 - 26/8, với khoảng 4.000 đại biểu, khách tham quan trong nước và quốc tế cùng tham dự, với nhiều hoạt động chính như: Trình diễn mô hình thực hành sản xuất, công nghệ và máy nông nghiệp trên đồng ruộng; triển lãm công nghệ, máy và các giải pháp sáng tạo, bền vững trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ….. Ngoài ra, chương trình còn tổ chức hàng loạt các hội thảo, diễn đàn quốc tế, chuyên đề ngoài đồng ruộng về cơ giới hoá, nông nghiệp thông minh và sản xuất bền vững.
TRIỂN LÃM ILDEX VIỆT NAM TÁI KHỞI ĐỘNG SAU 3 NĂM GIÁN ĐOẠN
Ngày 30/6, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị Khởi động Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về Chăn nuôi, Thú y, Sữa, Chế biến Thịt và Nuôi trồng Thủy sản tại Việt Nam. Đây là triển lãm quốc tế ngành Chăn nuôi đầu tiên trở lại nước ta sau gần 3 năm phải tạm dừng do đại dịch Covid-19. Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, Ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia. Ngành chăn nuôi tạo sinh kế gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, đóng góp 25,2% vào GDP nông nghiệp. Vì thế, công tác xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư luôn có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển ngành. Triển lãm ILDEX Vietnam 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 5/8, quy tụ hơn 200 công ty tham gia trưng bày đến từ 25 quốc gia. Sự kiện dự kiến có hơn 10.000 khách lượt khách tham quan đến từ Việt Nam và các nước trong khu vực.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm tăng gấp 29 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch tôm chân trắng Tương tự, hết 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra tăng 124%, đạt 371 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá tra philê, cắt khúc đạt 297 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cá tra nguyên con tươi, đông lạnh tăng 58%, đạt gần 74 triệu USD.Để đạt được mức tăng trưởng vượt bậc này, cộng đồng doanh nghiệp Việt đã kịp thời thích ứng với nhiều quy định mới của nước bạn nhất là trong chính sách Zero Covid và Lệnh 248, 249.
GIÁ GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRỞ LẠI VỊ TRÍ SỐ 1 CHÂU Á
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm tăng gấp 29 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch tôm chân trắng Tương tự, hết 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra tăng 124%, đạt 371 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá tra philê, cắt khúc đạt 297 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cá tra nguyên con tươi, đông lạnh tăng 58%, đạt gần 74 triệu USD.Để đạt được mức tăng trưởng vượt bậc này, cộng đồng doanh nghiệp Việt đã kịp thời thích ứng với nhiều quy định mới của nước bạn nhất là trong chính sách Zero Covid và Lệnh 248, 249.
TRANG BỊ KIẾN THỨC KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI CHO NÔNG DÂN
Chiều 30/6, tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh, công ty CP Vietko Bio đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng kháng kháng sinh và giải pháp sử dụng chế phẩm thay thế trong chăn nuôi nhằm trang bị thêm cho nông dân những kiến thức cần thiết về kháng kháng sinh, giải pháp giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh.Các chuyên gia tại hội thảo nhận định, việc lạm dụng kháng sinh của người chăn nuôi đang trở thành vấn đề nhức nhối. Tồn dư kháng sinh có trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn nguy hại đến sức khỏe con người khi tiêu thụ thực phẩm.Không ít hộ chăn nuôi, trang trại, không đợi vật nuôi đào thải hết kháng sinh đã xuất bán tạo ra những tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Do đó, việc trang bị kiến thức về kháng kháng sinh cho nông dân và vô cùng quan trọng để ngành chăn nuôi có thể phát triển một cách bền vững và cung cấp ra thị trường các sản phẩm an toàn.Tại hội thảo, công ty Vietko Bio giới thiệu về 2 sản phẩm phụ gia chăn nuôi là DMFarm và DCS 682, đây hiện là các sản phẩm 100% được sản xuất tại Hàn Quốc. Thời gian tới, phía Hàn Quốc sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất sản phẩm DMFarm cho phía Việt Nam, từ đó, giảm giá thành sản phẩm, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.