Tránh hình thức trong xây dựng sản phẩm OCOP. 100.000 EURO hỗ trợ phụ nữ miền núi phía Bắc phát triển sinh kế bền vững. Phá vỡ bí ẩn kinh tế tuần hoàn. Việt Nam không còn trong danh sách giám sát thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ.
TRÁNH HÌNH THỨC TRONG XÂY DỰNG SẢN PHẨM OCOP
Nằm Trong chuỗi hoạt động về nguồn kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 14/11/1945 – 14/11/2022, chiều 12/11, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triểnsản phẩm OCOP và du lịch nông thôn trong thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, muốn xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP và du lịch cộng đồng thì cần phải khơi dậy năng lực của mỗi người dân. Qua đó, tạo ra sản phẩm mang tính tập thể. Bên cạnh đó, sức mạnh, sáng kiến đều phải bắt đầu từ cộng đồng. Bởi vậy, cần tránh làm hình thức và mang tính áp đặt. Theo Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Trung ương, sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, đến hết tháng 10, cả nước đã có trên 8.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, góp phần gia tăng giá trị, giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Hơn 60% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm.
100.000 EURO HỖ TRỢ PHỤ NỮ MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
Cũng trong chiều nay, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc - FAO tại Việt Nam khởi động Hoạt động thí điểm “Phát triển sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu cho phụ nữ nông thôn khu vực Miền núi phía Bắc, Việt Nam”.Đây là hoạt động do Chính phủ Ai-len hỗ trợ thông qua FAO với tổng kinh phí 100.000 Euro và dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2022 - 2023. Hoạt động được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận với các sinh kế nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu cho phụ nữ khu vực miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng thông qua tạo cơ hội và và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào các chuỗi giá trị.
PHÁ VỠ BÍ ẨN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM
Ngày 12/11, Trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp Dự án Sáng tạo khởi nghiệp SKC của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức toạ đàm “Phá vỡ bí ẩn kinh tế tuần hoàn”.Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, kinh tế tuần hoàn đang được xem như một công cụ giúp các quốc gia và vùng lãnh thổ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.Ở lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững là giải pháp có thể đóng góp rất nhiều cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thúc đẩy nền tảng nông nghiệp tái sinh. Tuy việc triển khai có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, nhất là đối với các doanh nghiệp muốn sản xuất bền vững.
VIỆT NAM KHÔNG CÒN TRONG DANH SÁCH GIÁM SÁT THAO TÚNG TIỀN TỆ CỦA HOA KỲ
Theo Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hốCụ thể, báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ tháng 11 tiếp tục xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính dựa trên cơ sở ba tiêu chí về: thặng dư thương mại song phương; thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.Tại kỳ Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam đồng thời đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.