Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Bộ NN-PTNT đang định hướng xây dựng thương hiệu nông sản để phát triển lâu dài, phù hợp với xu thế mới và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới nhất là về vấn đề dinh dưỡng.
Xây dựng bộ tiêu chí, quản lý và phát triển thương hiệu nông sản Việt
Xây dựng thương hiệu cho nông sản có vai trò rất lớn trong việc gia tăng giá trị và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác; 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. …Do đó, xây dựng thương hiệu cho nông sản có vai trò rất lớn trong việc gia tăng giá trị và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phát biểu Ông TRẦN THANH NAM – Thứ trưởng Bộ NN – PTNT: “Bộ Nông nghiệp đang định hướng xây dựng thương hiệu nông sản, nhã hiệu nông sản để phát triển lâu dài, thứ hai cho phù hợp với xu thế mới, thứ 3 đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới nhất là về vấn đề dinh dưỡng và bảo tồn động vật hoang dã”
Vấn đề nhãn hiệu và thương hiệu của các sản phẩm ở các cấp độ khác nhau và mỗi doanh nghiệp, địa phương sẽ sử dụng tùy theo góc độ đó. Sản phẩm nào sẽ được sử dụng ở phạm vi tỉnh, trong nước, quốc tế và khi có tranh chấp, vấn đề đó được xử lý như thế nào và làm sao để phát huy được.
Phát biểu Ông HỒ QUANG CUA – Chuyên gia Nông nghiệp vùng ĐBSCL: “Chúng ta phải chọn có giá trị cao nhất, được thế giới quan tâm nhất để chúng ta xây dựng thương hiệu…”
Phát biểu Bà TÔ THỊ TƯỜNG LAN – Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Có thể đáp ứng cho một thương hiệu quốc gia chúng ta đã có sẵn và đầy đủ rồi thì chỉ cần chúng ta đưa vào 1 bộ tiêu chí và quản lí nó….”
Theo Bộ NN_PTNT, nông sản Việt Nam muốn phát triển thương hiệu tốt phải có phải có sản phẩm tốt, có doanh nghiệp tham gia xây dựng với quy mô lớn và phải có hệ sinh thái tốt để thương hiệu phát triển và gắn kết thành thương hiệu lớn hướng tới lợi ích chung. Việc xây dựng, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu nông sản được truy xuất từ nguồn gốc, quản lý chuỗi giá trị nông sản từ giống đến quá trình canh tác, tạo ra sản phẩm; đồng thời việc quản lý thương hiệu nông sản còn được phân định rõ cơ chế quản lý sản phẩm của địa phương, của đơn vị chuyên môn, cần ưu tiên chọn sản phẩm chủ lực thực hiện xây dựng th