| Hotline: 0983.970.780

Viện "cãi" toà, dân kẹt giữa

Thứ Tư 20/10/2010 , 09:57 (GMT+7)

Vụ án cũng khởi đầu bằng một vụ cướp đất, đập phá tài sản công dân.

Nguyễn Trường Đại, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Nhân tại tòa

Vụ án cũng khởi đầu bằng một vụ cướp đất, đập phá tài sản công dân. Cái ao sát bên Cầu Nẩy (xóm Ba Hàng Mai, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) được anh em anh Nguyễn Văn Thuần thầu của HTX để nuôi cá. Đến năm 2004, mặc dù đã hết hạn thầu, nhưng hai bên chưa thanh lý hợp đồng, và trên ao vẫn còn tài sản của người thầu.

>> Có bàn tay can thiệp
>> Những vụ án ''gà mắc tóc''

Trước đó, một nhóm người tự xưng là “thương binh” gồm các ông: Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Minh, Hà Huy Trọng… đã có đơn xin UBND huyện Thanh Oai cho họ cái ao đó để san lấp làm dịch vụ. Tuy UBND huyện không giải quyết nhưng họ vẫn nhiều lần tổ chức san lấp ao, UBND xã đã nhiều lần lập biên bản yêu cầu họ phải đình chỉ việc san lấp trái phép đó, đồng thời để bảo vệ đất công và tài sản của mình còn trên đất, gia đình Nguyễn Văn Thuần đã ra ngăn giữ mỗi lần họ san lấp, dân đến cãi cọ, xô sát nhau…

Sáng ngày 15/2/2004, nhóm “thương binh” trên lại tổ chức một lực lượng lớn gồm vợ con, anh em của họ, khoảng trên 50 người, huy động xe chở cát, tập trung ở nhà ông Phạm Văn Minh rồi kéo đến ồ ạt san lấp ao. Nhận được tin báo của gia đình anh Nguyễn Văn Thuần, UBND xã đã cử người đến yêu cầu ba “thương binh” Minh, Thịnh, Quế vào trụ sở UBND xã làm việc.

 Trong khi ba người trên vào trụ sở xã thì ở ao Cầu Nẩy, những người còn lại vẫn tiếp tục san lấp. Cũng như những lần trước, anh Nguyễn Văn Thuần cùng gia đình ra ngăn giữ, lập tức anh Thuần bị chém gục, đồng thời một số người trong nhóm san lấp ào ạt kéo vào nhà các bà Nguyễn Thị Minh Đức (chị gái Thuần), Nguyễn Thị Đấu (chị dâu Thuần) ở gần đó, đập phá rất nhiều đồ đạc như cửa, tivi…và hành hung một số người trong gia đình anh Nguyễn Văn Thuần.

14 giờ chiều cùng ngày, hai con bà Nguyễn Thị Minh Đức là Nguyễn Thị Khánh Linh, Nguyễn Đức Thuận (đều là sinh viên) cùng hai con bà Nguyễn Thị Đấu là Nguyễn Trường Đại (đang làm công nhân ở Hà Nội), Nguyễn Văn Nhân (đang là sinh viên) đang trên đường ra Hà Nội bằng xe khách thì bị một nhóm người chặn xe, bắt giữ, đánh đập rồi đưa vào UBND xã Bình Minh (Thanh Oai) và sau đó bị đưa lên Công an huyện Thanh Oai để “giải quyết”, vì buổi sáng nhóm thanh niên này đã “đánh” người nhà họ trong lúc san lấp ao Cầu Nẩy.

Ba tháng sau kể từ ngày xẩy ra vụ cướp đất, đập phá tài sản và hành hung công dân nói trên, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây có quyết định khởi tố vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS, xẩy ra tại ao Cầu Nẩy ngày 15/2/2004. 7 tháng sau, Nguyễn Trường Đại, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Đức Thuận bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây khởi tố bị can cũng với tội danh trên, và ngày 21/10/2004, tức 8 tháng sau ngày xảy ra vụ án, ba thanh niên trên bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra, và họ đã bị tạm giam gần 2 năm, phải bỏ dở chuyện học hành.

Cũng như vụ án “cố ý gây thương tích” ở Vân Côn, vụ án này cũng do nhóm điều tra viên của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây là Nguyễn Hồng Ky, Cao Văn Thái… tiến hành điều tra.

Theo Kết luận điều tra của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây và cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Tây, thì trong vụ án “cố ý gây thương tích” nói trên, Đại, Nhân, Thuận đã hắt a xít vào mặt Phạm Văn Dũng khiến Dũng bị thương ở mắt, giảm thị lực tới 66,8%, đã hành hung Phạm Văn Hùng khiến anh này bị thương tích 15%. Còn với Nguyễn Văn Thuần, người đã ra ngăn giữ để bảo vệ đất công và tài sản của mình trên đất vào sáng ngày 15/2/2004, bị những kẻ cướp đất hành hung, theo giám định là bị thương tích 25%, nhưng do cơ quan CSĐT “không xác định được ai đánh”, dù nhiều nhân chứng có mặt ở đó đã xác nhận chính Phạm Văn Dũng đã chém anh, nên đã bỏ qua không xét đến…

Ngày 21/7/2005, TAND tỉnh Hà Tây đã đưa vụ án trên ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Trường Đại 8 năm tù, Nguyễn Đức Thuận 30 tháng tù, Nguyễn Văn Nhân 24 tháng tù, cùng về tội “cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS. Cả ba kháng cáo, kêu oan.

Ngày 7/12/2007, Tòa phúc thẩm TANDTC lại một lần nữa đưa vụ án trên ra xét xử phúc thẩm (lần 2) theo kháng nghị của VKSND tỉnh Hà Tây, và lại tuyên… hủy án để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra. Lời tuyên án này khiến dư luận ngơ ngác. Thực hiện việc “giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra, ngày 24/6/ 2008, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây đã có một bản Kết luận điều tra mới, nhưng rồi vụ án bị…chìm xuồng từ đó đến nay.

Ngày 16/19/12/2005, Tòa phúc thẩm TANDTC đã xét xử phúc thẩm vụ án trên, tuyên hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Hà Tây, giao hồ sơ cho VKSND tỉnh Hà Tây để giải quyết theo thủ tục chung, vì “không đủ chứng cứ để xác định sáng ngày 15/12/2004 Nguyễn Trường Đại, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Nhân có mặt ở khu vực ao Cầu Nẩy (điều đó cũng có nghĩa là họ không gây thương tích cho ai). Cơ quan CSĐT đã có nhiều vi phạm Bộ luật TTHS mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được”.

Ngày 7/8/2007, TAND tỉnh Hà Tây đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần 2, lần này, bản án của TAND tỉnh Hà Tây “tuyên bố ba bị cáo Nguyễn Trường Đại, Nguyên Đức Thuận, Nguyễn Văn Nhân không phạm tội. Yêu cầu UBND xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, Ban giám hiệu (BGH) trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (nơi Nhân đang theo học trước khi bị bắt tạm giam, BGH trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nơi Thuận theo học trước khi bị bắt) khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp cho ba người…”.

Nhưng ngay sau đó, VKSND tỉnh Hà Tây lại có kháng nghị bản án nói trên của TAND tỉnh Hà Tây, đề nghị tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án trên theo hướng tuyên họ có tội. Bản kháng nghị của VKSND tỉnh Hà Tây lập tức bị công luận phản ứng dữ dội, cho rằng để tránh khỏi phải xin lỗi và bồi thường oan sai cho ba thanh niên trên theo Nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 của UBTVQH khóa 11, vì đã truy tố oan họ, VKSND tỉnh Hà Tây đã kháng nghị theo kiểu “cố đấm ăn xôi”, cố khoác tội kỳ được lên đầu họ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm