| Hotline: 0983.970.780

Viện Chăn nuôi triển khai 166 nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023

Thứ Ba 16/01/2024 , 13:48 (GMT+7)

Năm 2024, Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiếp của năm 2023 và 155 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp.

Tiến sĩ Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, năm 2023 Viện từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành kế hoạch công tác được Bộ NN-PTNT giao. Ảnh: Hồng Thắm.

Tiến sĩ Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, năm 2023 Viện từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành kế hoạch công tác được Bộ NN-PTNT giao. Ảnh: Hồng Thắm.

Sáng 16/1, Viện Chăn nuôi tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác 2024.

Tiến sĩ Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, năm 2023, Viện triển khai các nhiệm vụ trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát rất cao, trong đó có bệnh dịch tả lợn Châu Phi, chủng virus nguy hiểm trên đàn gia cầm (H5N1, H5N6, H5N8...) và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Giá thức ăn chăn nuôi có hạ nhưng vẫn ở mức cao, cộng với chi phí phát sinh thuốc khử trùng để đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn giống vật nuôi, dẫn đến tăng chi phí. Trong khi đó, sức tiêu thụ trên thị trường các sản phẩm thịt, trứng, sữa giảm mạnh, đã ảnh hưởng đến sản xuất tiêu thụ con giống.

“Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Viện, sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của cán bộ viên chức và người lao động, Viện Chăn nuôi đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành kế hoạch được Bộ NN-PTNT giao”, ông Thiếu nhấn mạnh.

Năm 2023, Viện Chăn nuôi đã triển khai 166 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ảnh: Hồng Thắm.

Năm 2023, Viện Chăn nuôi đã triển khai 166 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ảnh: Hồng Thắm.

Viện Chăn nuôi đã tham gia chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu thực hiện 63 nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, địa phương, phối hợp viện, trường và các đề tài cơ sở.

Năm 2023, Viện Chăn nuôi triển khai 166 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó có 11 nhiệm vụ cấp Nhà nước và 48 nhiệm vụ cấp Bộ, 33 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2023 cho toàn khối Viện và 11 dự án hợp tác quốc tế.

Viện đã đạt được một số kết quả nghiên cứu nổi bật như: Chọn tạo được 4 dòng nái (LTP, YTP, TH12, TH21) có số con cai sữa đạt 27,5 - 28 con/nái/năm, cao hơn 10 - 13% so với số liệu trung bình trên giống lợn ngoại hiện có.

Lai tạo được các dòng gà lông màu đặc sản (dòng trống CTN, HTP, dòng mái MLV, RTN và LLV, các dòng LZ, ZL (Lạc Thủy x gà VCN-Z15); gà lai DA15-16 với gà Ai Cập; DA15-15 x gà H’Mông; gà VCN-VP6 (13GA01 x LV), gà VCN-VP7 (18Ga04 x LV) có tỷ lệ nuôi sống cao 97,5 - 98% thích hợp nhiều vùng sinh thái, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi cao hơn 40,5 - 59,7g; năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi tăng 1,18 - 1,59 quả so với thế hệ XP, đây là những dòng gà cho năng suất, chất lượng cao, đang được thị trường ưa chuộng.

Dòng gà DG63, DT51, GB15 cho năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 250 - 280 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,56 - 1,72kg.

Năm 2023 dù đối diện nhiều khó khăn, Viện Chăn nuôi vẫn nghiên cứu, chọn tạo, cải tiến và cung cấp ra thị trường nhiều giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.

Năm 2023 dù đối diện nhiều khó khăn, Viện Chăn nuôi vẫn nghiên cứu, chọn tạo, cải tiến và cung cấp ra thị trường nhiều giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.

Ngoài ra, Viện cũng đã tiến hành bảo tồn và lưu giữ được 17 đối tượng nguồn gen vật nuôi, trong đó nhóm gia súc có 5 đối tượng (lợn Chư Prông, lợn đen Sông Hinh, lợn Lang Hồng, ngựa Mường Lống và thỏ nội).

Nhóm gia cầm có 5 đối tượng (gà tây Kỳ Sơn, gà lông chân, gà lùn Cao Sơn, gà lông xù và gà Mã Đà). Nhóm thủy cầm có 5 đối tượng (vịt Mường Khiêng, vịt bầu Nghĩa Đô, vịt cỏ Trùng Khánh, ngan xám và ngỗng cỏ) và 2 nguồn gen ong gồm ong khoái Apis dorsata và ong đá Apis laboriosa

Trên những kết quả đã đạt được, năm 2024, Viện Chăn nuôi đặt mục tiêu bám sát thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi, tập trung nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo định hướng thị trường, phát triển chăn nuôi công nghệ cao gắn liền sản phẩm chủ lực của Viện.

Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm con giống trên cơ sở lợi thế, khai thác hiệu quả nguồn gen bản địa, nguồn gen nhập nội, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững, nghiên cứu các mô hình liên kết theo hướng sinh thái, xanh, hữu cơ cho hiệu quả chăn nuôi cao.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, dù còn nhiều khó khăn song ngành chăn nuôi năm 2023 vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Giá trị tăng trưởng của ngành chăn nuôi ước đạt 5 - 7%/năm, đóng góp 26 - 28% vào GDP nông nghiệp.

Ngành đã hoàn thành sứ mệnh cung cấp cung cấp đầy đủ sản phẩm thịt, sữa trứng cho hơn 100 triệu dân trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhưng thời gian tới vẫn cần có một cách tiếp cận mới, đặc biệt là các nghiên cứu khoa học. Cục Chăn nuôi và Viện Chăn nuôi có sự kết nối như “răng với môi”, hy vọng sẽ tiếp tục phát huy để đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm