| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đang tìm người sẵn sàng ghép đầu

Thứ Tư 13/01/2016 , 09:00 (GMT+7)

Những đối tượng đủ điều kiện để thực hiện việc ghép bộ phận đặc biệt là những bệnh nhân có bộ não nguyên vẹn nhưng gặp những tổn thương như chấn thương tủy, ung thư, teo cơ, hội chứng di truyền hiếm gặp hoặc người chết não.

Thông tin đặc biệt này được GS TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Hà Nội) cho biết tại buổi sinh hoạt khoa học sáng nay, 12-1.

Theo GS Sơn, trên thế giới đang chuẩn bị cho ca ghép đầu người lần đầu tiên trong lịch sử, dự kiến tiến hành năm 2017. Sau đó Việt Nam sẽ mời chuyên gia chuyển giao kỹ thuật.

Nếu có người ghép và khi thế giới đã tiến hành ghép đầu người, GS Sơn cho biết về mặt khoa học, việc mời cả ê kíp thầy thuốc quốc tế tới thực hiện ca ghép là hoàn toàn có thể.

Ảnh minh họa

Những đối tượng đủ điều kiện để thực hiện việc ghép bộ phận đặc biệt là những bệnh nhân có bộ não nguyên vẹn nhưng gặp những tổn thương như chấn thương tủy, ung thư, teo cơ, hội chứng di truyền hiếm gặp hoặc người chết não.

Để chuẩn bị ca ghép đầu người lần đầu tiên dự kiến thực hiện vào năm 2017, thế giới có 150 y bác sĩ được đào tạo trong vòng 2 năm với các kỹ thuật thuần thục và phối hợp nhịp nhàng. Thời gian ca phẫu thuật ghép đầu này có thể diễn ra trong 2 ngày.

Quy trình phẫu thuật cho ca ghép đầu dự kiến gồm làm lạnh đầu, cắt đầu của người hiến bằng lưỡi dao kim cương, bảo vệ đầu bằng bơm ôxy liên tục lên não qua ống silicone; cắt đầu người nhận trên thân não để tim vẫn đập và nuôi cơ thể. Bắt đầu ghép thì nối dây thần kinh tủy sống, kết nối cột sống, nối mạch máu, cơ, da… sau đó theo dõi và săn sóc sau ghép. 

Người có mong muốn được hiến tặng mô tạng có thể gọi điện về số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm là 0915060550, hoặc gửi thư về địa chỉ email gheptang@vncchot.com để được tư vấn. Trường hợp ở xa, đề nghị gửi thư kèm ảnh 3x4, bản sao CMND hoặc hộ chiếu về Trung tâm (40 Tràng Thi – Hà Nội), Trung tâm sẽ liên lạc, tư vấn và gửi thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng qua bưu điện. Hoặc cũng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh Quận 5 TP.HCM) để đăng kí.

Cũng theo GS Sơn, hiện tại các nhà khoa học quốc tế đã ghép thực nghiệm được đầu chuột, với con người thì chỉ có thể ghép khi kỹ thuật đã hoàn hảo.

Trong xu hướng phát triển ghép tạng tại Việt Nam (giai đoạn 2015 - 2020), GS Sơn chia sẻ, mặc dù việc ghép đầu vẫn còn có nhiều ý kiến gây tranh cãi trên thế giới, nhiều ý kiến phản đối khi bàn về vấn đề tài chính và đạo đức, nhưng những ý kiến ủng hộ thì lại cho rằng, việc ghép đầu một ngày nào đó sẽ đem lại sự bất tử cho con người.

“Những người có nguyện vọng được ghép đầu và những người chết não có mong muốn được hiến kế cho y học nước nhà có thể liên hệ với Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia ngay từ bây giờ”, GS Sơn nói.

GS TS Trịnh Hồng Sơn cũng cho hay, kể từ năm 2011 đến nay, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (gọi tắt là Trung tâm) liên tục có nhiều động thái vận động hiến tạng với nhiều thành phần trong xã hội.

Tính đến ngày 31-12-2015, đã có 2.348 người đăng ký hiến tạng tại Trung tâm, số người đăng ký hiến tạng trên cả nước là 3.542 người. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ 57,9% với 1.359 người hiến tạng; số còn lại là nữ giới.

Tính đến ngày 30-9-2015, Việt Nam đã thực hiện được 1.116 ca ghép thận, 48 ca ghép gan, 13 ca ghép tim, 1 ca ghép thận - tủy và 1 ca ghép tim - phổi.

 

(congan.com.vn)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ dưa ngọt giữa những ngày nắng nóng

QUẢNG BÌNH Vụ dưa hấu năm nay nông dân huyện Bố Trạch được mùa, được giá. Mỗi ha dưa cho lãi đến 50 triệu đồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm