| Hotline: 0983.970.780

VnSAT mang lại lợi nhuận kép trong chuyển đổi nông nghiệp

Thứ Sáu 01/04/2022 , 10:27 (GMT+7)

ĐBSCL VnSAT mang lại lợi nhuận kép trong chuyển đổi nông nghiệp, giúp nâng cao năng lực, giảm được chi phí trong sản xuất lúa.

HTX nông nghiệp Tân Long chuyên sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang là đơn vị đi đầu trong tỉnh, tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư từ Dự án VnSAT. Hơn 600 ha lúa chất lượng cao được gieo xuống cánh đồng bạt ngàn cùng với sự hỗ trợ của máy móc, kỹ thuật tiên tiến đã mang về giá trị, thu nhập cao cho các thành viên trong HTX.

Giám đốc HTX Tân Long an tâm chia sẻ: Hiện nay HTX đã được nhiều doanh nghiệp tìm đến hợp tác bao tiêu đầu ra sản phẩm lúa gạo của bà con xã viên. Phần lớn diện tích canh tác của bà con đã được ký kết. Ông Nguyễn Văn Thích cho biết.

Nhờ mạnh dạn trong việc thay đổi phương thức sản xuất như giảm giống gieo sạ hiện còn dưới 10kg/ha, cá biệt có một số hộ chỉ gieo sạ 5-6 kg/ha. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bà con xã viên cũng hạn chế sử dụng, thế nhưng năng suất lúa vẫn đạt khá cao. Chính sự thay đổi này đã giúp lợi nhuận của bà con nông dân tăng cao hơn so với canh tác lúa truyền thống.

Thương hiệu gạo sạch Vị Thủy, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 của HTX nông nghiệp Tân Long, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Thương hiệu gạo sạch Vị Thủy, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 của HTX nông nghiệp Tân Long, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Ông Thích cho biết thêm, ông đã xây dựng nên thương hiệu gạo sạch Vị Thủy, có dán tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Nhờ Dự án VnSAT đã mang đến nhiều cơ hội cho những nông dân trồng lúa phát triển kinh tế. Việc sản xuất lúa hữu cơ tạo điều kiện cho bà con giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường. Biến sản xuất cá thể trở thành kinh tế tập thể.

Theo ông Thích việc cắt giảm chi phí đầu vào từ 40% đã lợi nhuận cho nông dân lên khoảng 60%, bà con vô cùng phấn khởi. Theo dòng chảy kinh tế thị trường, nông dân đã ngày càng thích nghi với cách làm nông nghiệp thông minh, tiên tiến, dần dần xóa đi phương pháp canh tác lúa truyền thống.

HTX Thạnh Lộc, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ với 7 thành viên chính thức và 35 thành viên liên kết, tham gia canh tác trên quy mô 100 ha. Ông Đoàn Tuấn Về, Giám đốc HTX chia sẻ, việc giảm giống, phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất lúa là hiệu quả dễ dàng nhận thấy nhất khi tham gia Dự án VnSAT.

“Hiện nay bà con xã viên áp dụng máy bay phun thuốc khá nhiều, giúp cho bà con nông dân mình giảm được số lượng thuốc và số lần thuốc phun từ 20 – 30%. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất rất tiện lợi cho bà con nông dân”. Ông Đoàn Tuấn Về cho biết.

Sử dụng máy bay phun thuốc BVTV giúp giảm số lượng thuốc và số lần phun thuốc trên đồng ruộng. Ảnh: Kim Anh.

Sử dụng máy bay phun thuốc BVTV giúp giảm số lượng thuốc và số lần phun thuốc trên đồng ruộng. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, thông qua các lớp tập huấn về quy trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, bà con nông dân đã linh động đưa kỹ thuật mới vào sản xuất. Điển hình, việc áp dụng phương pháp sạ hàng, sạ thưa hay sạ cụm vào công tác gieo sạ đầu vụ cũng góp phần kéo giảm đáng kể lượng lúa giống. Theo nhiều bà con nông dân, các dụng cụ gieo sạ thao tác dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và nhân công, mặt ruộng đẹp, thuận tiện cho quá trình chăm sóc cây lúa giai đoạn sau.

Ông Nguyễn Đăng Quang ở HTX Bình Hiếu, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ cho biết: Nhờ được đầu tư máy móc từ Dự án VnSAT, HTX sản xuất thuận lợi hơn, lượng giống gieo sạ giảm xuống còn 60 – 100 kg lúa giống/ha, kéo theo chi phí sản xuất giảm tới 2.500.000 đồng/ha.

Nhờ mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất đã mang lại hiệu quả giảm được lượng giống gieo sạ đáng kể trong canh tác lúa. Ảnh: Kim Anh.

Nhờ mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất đã mang lại hiệu quả giảm được lượng giống gieo sạ đáng kể trong canh tác lúa. Ảnh: Kim Anh.

Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ nhận định, hiện nay việc sản xuất lúa gạo trên địa bàn thành phố đã từng bước giảm được phân bón hóa học, thuốc BVTV, chất lượng lúa gạo cũng đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và tiến đến phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho hay, trong giai đoạn cuối của dự án, ngành sẽ tập trung hoàn thành các công trình, hạng mục dự án, để tạo điều kiện cho bà con nông dân vận hành máy móc, thiết bị cơ giới để nâng cao năng suất, ứng dụng tốt tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án VnSAT TP Cần Thơ, tính đến tháng 2/2022, thành phố có 16 HTX tham gia liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra tỷ lệ 40% diện tích. Đã có 21/31 tổ chức nông dân có tổ nhân giống với tổng diện tích 440 ha/năm, năng lực cung ứng trên 6.000 tấn lúa giống chất lượng cao như: Đài Thơm 8, Nàng Hoa 9; Jassmine 85…

Tại 8 tỉnh, thành vùng ĐBSCL nằm trong vùng hưởng lợi của Dự án VnSAT, diện tích canh tác lúa gạo trong vùng dự án tại các tỉnh, được bao tiêu với các doanh nghiệp nông nghiệp liên tục tăng đều qua các năm, từ 34.666 ha (năm 2019) tăng lên 61.372 ha (năm 2021).

So với trước khi dự án VnSAT được triển khai, hiện nay giá trị gia tăng đối với mặt hàng lúa gạo tăng khoảng 25%. Con số này minh chứng chuỗi liên kết lúa gạo trong sản xuất đã hình thành và phát triển khả quan.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.