| Hotline: 0983.970.780

Vụ "cô Lượm” trên Người xây tổ ấm: Em khóc do quá ăn năn

Thứ Sáu 04/03/2011 , 10:07 (GMT+7)

Gặp chúng tôi, "cô Lượm' cho hay, khi thực hiện cảnh quay, em khóc là do quá lo sợ, ăn năn chứ không phải mình hóa thân vào nhân vật để đánh lừa khán giả.

Ngày 4/3, PV NNVN đã gặp gỡ những người trong cuộc, liên quan trực tiếp đến câu chuyện. Gặp chúng tôi, "cô Lượm' cho hay, khi thực hiện cảnh quay, em khóc là do quá lo sợ, ăn năn chứ không phải mình hóa thân vào nhân vật để đánh lừa khán giả.

>> Thôi rồi, Lượm ơi!

Căn nhà của “cô Lượm” (tên thật ngoài đời là Trần Thị Thùy Dương ở số 4, kiệt 16 đường Chế Lan Viên, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh TT- Huế) những ngày này nhộn nhịp hẳn. Tiếp xúc với chúng tôi, trong tâm trạng lo lắng “cô Lượm” cho biết: “Những ngày qua em rất mệt mỏi vì chuyện mình đã gây ra, em không hình dùng được sự việc đã bị đẩy đi xa, phức tạp đến thế. Thực tình em không muốn lừa dối khán giả truyền hình và những người làm chương trình. Nếu sự việc chỉ dựng lại ở bài viết dự thi thì không có chuyện gì. Chỉ do em không đủ can đảm nói lên sự thật mà thôi”.  

Căn nhà của bà Lê Thị Huê, dì ruột của ''cô Lượm'' Trần Thị Thùy Dương tâm điểm nơi thực hiện cảnh quay

Câu chuyện mà cô Dương bịa ra để đánh lừa khán thính giả trong cả nước có “nguyên mẫu” của một người phụ nữ có tên là Lượm, cô tình cờ quen trong một lần đưa con đến bệnh viện ở Huế điều trị. Xúc động trước hoàn cảnh, số phận bi đát của cô gái tên là Lượm, cô Dương đã tìm hiểu và viết bài tham gia cuộc thi “Viết về mối tình đầu của tôi” do trang báo điện tử tintuconline thuộc báo điện tử Vietnamnet phối hợp cùng NXB Dân Trí tổ chức. Sau khi báo đăng bài “Tình đời bất hạnh của cô bé bụi đời” một thời gian, cô Dương nhận được lời mời tham gia chương trình Người xây tổ ấm

Sau đó, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế yêu cầu cô hợp tác để thực hiện phóng sự trên. Mặc dù có chút ngập ngừng, lo sợ nhưng rồi cô quyết định “dàn cảnh” tại nhà dì ruột của mình là bà Lê Thị Huê ở Khu vực 2, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà để thực hiện cảnh quay. Mọi “kịch bản” đều được “cô Lượm” Trần Thị Thùy Dương sắp xếp, bàn bạc trước với bà Huê rằng mẹ con cô không nơi nương tựa, được bà Huê cưu mang, giúp đỡ nên trong quá trình thực hiện hai dì cháu “diễn” rất ăn ý.

Dù không phải là “Lượm thật” trong mẩu chuyện “Tình đời bất hạnh của cô bé bụi đời”, song khi thực hiện cảnh quay trên truyền hình, "cô Lượm" đã khóc rất nhiều, làm khán giả xúc động. Cô Dương lý giải: “Khi lên đó em khóc là do quá lo sợ, ăn năn chứ không phải mình hóa thân vào nhân vật để “diễn trò” đánh lừa khán giả?!”. Ngày 25/1, khi chương trình  phát sóng, nhiều khán, thính giả nơi cô đang sống và cả chính quyền địa phương bức xúc vì câu chuyện bịa đặt của cô. Tuy nhiên, bạn đọc khắp nơi không biết vẫn liên lạc qua điện thoại, viết thư chia sẻ với phận đời “cô Lượm”. 

''Tôi là dì của cháu Dương, thực sự hoàn cảnh, cuộc đời của Dương không như trong câu chuyện được phát sóng trên truyền hình''- bà Lê Thị Huê, nói

“Tính đến thời điểm hiện nay, tôi đã nhận được hơn 7 triệu đồng từ sự ủng hộ của những nhà hảo tâm, sau ngày sự thật được phơi bày, tôi đã từ chối, không nhận thêm khoản tiền nào. Số tiền đó đến nay tôi vẫn chưa sử dụng đồng nào, thời gian tới thông qua những người làm chương trình, tôi sẽ trả lại tiền cho người đã ủng hộ. Đồng thời, tôi cũng sẽ viết thư công khai xin lỗi khán giả và những người làm chương trình Người xây tổ ấm”.

Công an đang vào cuộc điều tra

Trả lời PV báo KH&ĐS, bà Kim Ngân - người thực hiện chương trình “Người xây tổ ấm” cho hay:  “Tôi đã nghe thông tin nhân vật “Lượm” được phát trên chương trình "Người xây tổ ấm" ngày 25/1/2011 lừa khán giả. Hiện tại công an đang vào cuộc để điều tra. Mọi giấy tờ thông tin chúng tôi đã nộp cho bên A25 (Công an văn hóa). Phải 2 - 3 ngày nữa chúng tôi mới có thể đưa thông tin chính xác về vụ việc này đến khán giả”.

Trong quá trình đi tìm hiểu sự thật, chúng tôi tìm về căn nhà của bà Lê Thị Huê (59 tuổi), thị trấn Tứ Hạ- nơi đặt cảnh quay của chương trình. Bà Huê là chị gái của bà Lê Thị Liễu- mẹ ruột của cô Dương. Tiếp xúc với chúng tôi, bà Huê cho biết: “Thấy hoàn cảnh của cháu Dương khó khăn, nghĩ sẽ có thêm tiền phụ giúp cho mẹ con nó sau khi đi mổ tim xong nên tôi cũng nhiệt tình giúp đỡ. Tui không hình dung được sự việc nên không biết gì hết, khi ra đây cháu Dương có nói chỉ mượn nhà của tui để làm cảnh quay mà thôi. Nếu biết được sự việc nghiêm trọng như ri thì tui đã khuyên nó không làm rồi”. Anh Lê Châu (38 tuổi) con trai của bà Huê nói: “Sau khi chương trình phát sóng vài ngày, nghe người ta đồn đại nhiều tôi mới biết thì đã muộn”.

Trao đổi với chúng tôi, chị Hoàng Lệ Dung, phóng viên Phòng Khoa giáo và Phim tài liệu, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế- người đồng thực hiện phóng sự truyền hình trên cho hay: “Sau khi chương trình phát sóng, tôi mới biết mình đã...bị lừa. Vì chủ quan, kịch bản có sẵn ngoài kia đưa vào nên chúng tôi cứ thực hiện theo. Chúng tôi thừa nhận là có sơ suất, không tiến hành xác minh tại chính quyền địa phương. Thực tình tôi xem đây như một tai nạn trong nghề nghiệp”.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm