| Hotline: 0983.970.780

Vụ mất tích bí ẩn của nữ phi công lừng danh

Chủ Nhật 30/12/2018 , 13:15 (GMT+7)

Nữ phi công lừng danh thế giới đầu thế kỷ 20 Amelia Earhart đã biến mất một cách đầy bí ẩn trên Thái Bình Dương và sự kiện này cho đến nay vẫn được xếp vào một trong các bí ẩn lớn nhất thế kỷ 20. Nhiều cuộc tìm kiếm đã được tổ chức cho mãi tới gần đây nhưng không mang lại kết quả.

Amelia Earhart là nữ phi hành gia người Mỹ, người thiết lập nhiều kỷ lục bay và là nhân vật tiên phong của phái nữ trong lĩnh vực hàng không. Cô trở thành người phụ nữ đầu tiên một mình bay qua biển Atlantic và là người đầu tiên trên thế giới bay một mình từ nước Mỹ đại lục tới quần đảo Hawaii.

14-51-14_1
Amelia Earhart là người phụ nữ tiên phong trong lĩnh vực hàng không

Trong một chuyến bay vòng quanh trái đất, Earhart cùng chiếc máy bay mất tích tại một địa điểm nào đó trên Thái Bình Dương, tháng 7/1937. Xác chiếc máy bay vẫn chưa được tìm thấy cho đến ngày nay và Earhart chính thức được thông báo là mất tích trên biển. Việc mất tích của Amelia Earhart vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất chưa được giải đáp của thế kỷ 20.
 

Kỷ lục gia

Amelia Mary Earhart sinh ra tại Atchison, bang Kansas ngày 24/7/1897. Ngay từ nhỏ Amelia đã không chấp nhận làm một cô gái yểu điệu thục nữ. Cô chơi bóng rổ, tham gia một lớp học sửa chữa ô tô và có học đại học một thời gian.

Trong thế chiến thứ nhất, cô phục vụ trong quân đội, làm y tá ở Toronto, Canada.

Thời gian này, Earhart bắt đầu dành thời gian quan sát các phi công của Lữ đoàn bay Hoàng gia tập luyện tại một sân bay địa phương ở Toronto.

Sau chiến tranh, cô trở về Mỹ, vào học ngành y tại đại học Columbia ở  New York. Lần đầu tiên Earhart được bay là vào tháng 12/1920 tại California với phi công nổi danh trong thế chiến thứ nhất, Frank Hawks, và từ đó gắn chặt với sự nghiệp bay lượn.

Vào tháng 1/1921, cô bắt đầu học lái máy bay với nữ hướng dẫn bay, phi công Neta Snook. Để có tiền trả học phí, Earhart làm nhân viên văn phòng tại công ty Điện thoại Los Angeles. Cũng trong năm đó, cô mua máy bay đầu tiên của mình, một chiếc Kinner Airster đã qua sử dụng. Earhart đặt tên chiếc máy bay màu vàng của cô là “The Canary” (chim hoàng yến).

Earhart vượt qua kỳ thi bay sát hạch vào tháng 12/1921 và có được bằng lái máy bay do Hiệp hội Hàng không quốc gia cấp. Hai ngày sau, cô tham gia chuyến bay trình diễn đầu tiên trong đời ở sân bay Sierra ở Pasadena, California.

14-51-14_2
Ngay từ nhỏ, cô đã yêu thích các hoạt động vốn chỉ dành cho đàn ông

Trong sự nghiệp phi hành ngắn ngủi của mình, Earhart đã lập một số kỷ lục hàng không. Kỷ lục đầu tiên của cô đến vào năm 1922 khi cô trở thành người phụ nữ đầu tiên bay một mình ở độ cao trên 4.200m. Năm 1932, Earhart trở thành phụ nữ đầu tiên (và là người thứ hai sau Charles Lindbergh) bay một mình qua biển Đại Tây Dương. Earhart rời Newfoundland, Canada, vào ngày 20/5/1932 trên một chiếc máy bay Lockheed Vega 5B và đến đích một ngày sau đó, hạ cánh xuống một đồng cỏ gần Londonderry, Bắc Ireland.

Khi trở lại Mỹ, cô được quốc hội trao tặng huy chương dũng cảm và là phụ nữ đầu tiên nhận được vinh dự này. Cũng trong năm đó, Earhart thực hiện chuyến bay đơn xuyên nước Mỹ không dừng đầu tiên do một phụ nữ thực hiện. Earhart khởi hành từ Los Angeles và hạ cánh sau 19 giờ bay tại Newark, New Jersey. Cô cũng trở thành người đầu tiên bay đơn từ đại lục nước Mỹ tới quần đảo Hawaii vào năm 1935.

Năm 1929, sau khi về thứ ba trong cuộc đua máy bay liên lục địa đầu tiên dành cho phụ nữ, Earhart tham gia thành lập Ninety-Nines, tổ chức quốc tế vì sự tiến bộ của các phi công nữ. Cô trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này và Ninety-Nines vẫn tồn tại tới ngày nay với thành viên là các nữ phi công đến từ 44 quốc gia.
 

Mất tích

Ngày 1/6/1937, Amelia Earhart cất cánh từ Oakland, California, bay về hướng đông để đi vòng quanh thế giới. Đây là lần thứ hai cô nỗ lực để trở thành phi công đầu tiên bay vòng quanh trái đất.

Earhart bay trên một chiếc máy bay Lockheed 10E Electra hai động cơ, bay cùng là hoa tiêu Fred Noonan. Họ bay tới Miami, rồi bay tiếp về hướng Nam Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương tới châu Phi, rồi bay theo hướng đông để tới Ấn Độ và Đông Nam Á.

14-51-14_3
Khu tưởng niệm Amelia Eart tại tỉnh Newfoundland & Labrador, Canada

Hai người tới được Lae, New Guinea (sau này là Papua New Guinea - PV), vào ngày 29/61937. Khi đến Lae, họ đã bay một quãng đường dài hơn 35.400km. Trước mắt họ còn hơn 11.200km nữa để về tới Oakland, California. Earhart và Noonan rời Lae bay tới đảo nhỏ Howland, điểm tiếp nhiên liệu kế tiếp, vào ngày 2/7. Đó là lần cuối cùng người ta nhìn thấy Earhart. Cô và Noonan mất liên lạc radio với tàu tuần duyên Itasca của Mỹ, đang neo đậu ngoài khơi đảo Howland và mất tích từ đó.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã cho mở một cuộc tìm kiếm lớn trong hai tuần nhưng kết quả bằng không. Ngày 19/7/1937, Earhart và Noonan được tuyên bố mất tích ngoài biển.

Các chuyên gia hàng không và những người quan tâm đến máy bay đã nêu ra nhiều giả thuyết về những gì đã xảy đến với Amelia Earhart. Quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ là Earhart và Noonan đã rơi xuống Thái Bình Dương, nhưng vẫn còn đó nhiều giả thuyết về sự biến mất của họ.

Về khả năng máy bay rơi, người ta cho rằng máy bay của Earhart hết nhiên liệu trong khi tìm kiếm đảo Howland và rơi đâu đó gần đảo này. Tuy nhiên, nhiều cuộc tìm kiếm quanh khu vực đảo, thậm chí sau này người ta còn dùng các thiết bị định vị thủy âm tiên tiến, các tàu lặn không người lái có thể xuống rất sâu nhưng không tìm thấy xác máy bay.

14-51-14_4
Chiếc máy bay Lockheed Vega 5B của Earhart được trưng bày ở một bảo tàng Mỹ

Một giả thuyết khác là Earhart và Noonan đổi hướng bay trên đường tới đảo Howland và hạ cánh xuống đảo Gardner cách đó gần 500km, nơi ngày nay là Nikumaroro, thuộc Cộng hòa Kiribati. Lúc đó đảo chưa có người ở. Một tuần sau khi Earhart mất tích, máy bay của Hải quân Mỹ bay ngang qua đảo và ghi nhận dấu hiệu của con người nhưng không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ có máy bay tới đây. Cũng có người tin rằng Earhart và Noonan bị quân Nhật bắt giữ và xử tử. Lại có người cho rằng hai người là điệp viên của chính phủ Roosevelt, bí mật quay về Mỹ với danh tính khác để tiếp tục hoạt động tình báo.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm