| Hotline: 0983.970.780

Vụ tử hình Lê Văn Mạnh: Nhiều tình tiết uẩn khúc?

Thứ Ba 27/10/2015 , 07:35 (GMT+7)

Những ngày gần đây dư luận đang đặt ra nhiều nghi vấn, liệu vụ án có oan sai hay không khi mà nhiều tình tiết vụ việc chưa được làm sáng tỏ./ Chưa hoãn kế hoạch thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh

* Chưa hoãn thi hành án

Hiện Hội đồng thi hành án (TAND tỉnh Thanh Hóa) vẫn chưa có quyết định thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định. 

Hành trình 10 năm kêu oan

Theo cáo trạng của VSKND tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 17h ngày 21/3/2005, trong lúc đi tìm trâu ở bờ sông Cầu Chày, thuộc địa phận thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, Lê Văn Mạnh (SN 1982) thấy cháu Hoàng Thị Loan (SN 1991), trú cùng thôn đang đi vệ sinh nên nảy sinh ý định hiếp dâm cháu Loan.

Sau đó, Mạnh bịt miệng, vật cháu Loan xuống đất thực hiện hành vi hiếp dâm. Do Loan chống cự nên Mạnh đã túm tóc, đập đầu Loan nhiều lần xuống đất làm cháu bị ngất, nằm bất động. Tiếp đến, Mạnh đem giấu xác Loan vào bụi cây ở bờ sông thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.

Tại đây, Mạnh đã xé quần áo của cháu Loan làm dây quấn thắt vào cổ nạn nhân nhằm để mọi người nghĩ rằng cháu Loan tự buộc cổ mình tự sát, Mạnh còn dùng đất sét nhét vào âm hộ nạn nhân để che đậy hành vi hiếp dâm của mình. Thực hiện xong hành vi phạm tội, Mạnh về nhà nhà tắm rửa, thay quần áo.

Tối cùng ngày gia đình phát hiện Loan mất tích liền tổ chức đi tìm nhưng không thấy. Đến 13h ngày 22/3/2005, người dân phát hiện xác Loan tại bờ sông Cầu Chày, thuộc xã Xuân Minh. Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu nhận được chiếc quần đùi được xác định là của Lê Văn Mạnh.

Ngày 30/3/2005, kết quả giám định pháp y cho thấy cháu Loan “chết ngạt do thắt cổ, nạn nhân có bị ngạt nước, có bị hiếp dâm”.

Đến 20/4/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt theo lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/4/2005 của cơ quan CSĐT (CA tỉnh Đồng Nai) về hành vi cướp tài sản và bỏ trốn. Ngày 23/4/2005, xuất hiện bức thư của Lê Văn Mạnh từ trong tù gửi cho bố với nội dung nhận tội, công an thu giữ bức thư này làm bằng chứng kết tội.

Từ năm 2005 – 2008, 7 phiên tòa xét xử Lê Văn Mạnh (3 lần sơ thẩm, 3 lần phúc thẩm và 1 lần giám đốc thẩm), TAND các cấp đều kết luận Lê Văn Mạnh có tội và xử y án tử hình. Tuy nhiên, trong tất cả các phiên tòa có mặt, Mạnh đều phản cung, tố cáo rằng mình bị đánh đập dã man bởi các phạm nhân cùng phòng và điều tra viên.

Suốt 10 năm qua, bà Nguyễn Thị Việt, mẹ đẻ bị án Mạnh và gia đình vẫn kiên trì viết đơn kêu oan cho con trai mình. Ngày 26/10 bà Việt tiếp tục ra Hà Nội kêu oan lên Chủ tịch nước với mong muốn bản án sẽ được xem xét lại.

Trao đổi qua điện thoại với PV, bà Việt nói: “Tôi mong báo chí lên tiếng giúp gia đình, đề nghị cơ quan chức năng tạm hoãn thi hành án, điều tra lại vụ án của con trai tôi. Nếu nó có tội, gia đình phải chấp nhận mất con vì nó gây tội ác, còn không, xin hãy trả sự trong sạch cho con tôi”.

Luật sư Trần Thu Nam, Văn phòng LS Tín Việt (Hà Nội) nêu quan điểm, chưa thể khẳng định có án oan hay không oan nhưng việc cần làm nhất hiện nay là hoãn thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh để xem xét lại vụ án một lần nữa.

“Nếu bị cáo vẫn có tội thì việc hoãn vài ngày cũng không ảnh hưởng đến việc đền tội của bị cáo. Đồng thời, xóa tan mọi nghi ngờ của nhiều người, ổn định trật tự xã hội. Còn nếu bị cáo bị oan sai, chúng ta đã cứu được một con người, một người mẹ già không phải mất con sau hơn 10 năm đi kêu oan, những đứa trẻ không mất cha và thủ phạm gây án có thể tìm được để đền tội”, LS Nam nhấn mạnh.

Liệu có oan sai?

Đơn kiến nghị 6 luật sư ở Hà Nội gồm: Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Thị Huệ và Hà Minh Tú gửi Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao và các cơ quan hữu quan của Thanh Hóa ngày 22/10, cho rằng vụ án Lê Văn Mạnh có dấu hiệu oan sai và vi phạm thủ tục tố tụng.

13-45-07_2
Đơn kiến nghị hoãn thi hành án của các luật sư

Các luật sư phân tích, trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. Điều này đã vi phạm quy định tại khoản 2- điều 72- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003: "Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội".

“Hiện nay Hội đồng thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh chưa họp nên chưa quyết định cụ thể vấn đề gì và kế hoạch họp cũng chưa có. Trên thực tế TAND tỉnh Thanh Hóa mới chỉ thông báo, ngày 26/10 là hạn cuối cùng tòa tiếp nhận đơn của gia đình về nguyện vọng có nhận tử thi hay không. Đây là một thủ tục pháp lý quy định của pháp luật”, ông Đàm Cảnh Long, Phó trưởng phòng giám đốc kiểm tra, phụ trách thi hành án hình sự (TAND tỉnh Thanh Hóa) thông tin vào sáng 26/10.

Việc lấy lời khai của em Lê Thị Lệ (em gái Mạnh - PV) lúc đó mới 9 tuổi cũng vi phạm tố tụng khi không có mặt bố, mẹ là người giám hộ.

Theo đó, khoản 5, điều 135- Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự”. Tuy nhiên, theo phản ánh của gia đình em Lệ người giám hộ của em không hề được mời, không có mặt khi cơ quan điều tra lấy lời khai.

Việc tòa án chấp nhận cho bị cáo vừa không có trình độ hiểu biết pháp luật thấu đáo lại không có tài liệu gì (vì không ai cung cấp tài liệu cho bị án) tự bào chữa là để họ đi vào chỗ chết. Điều đó là không đúng cả về luật và đạo lý.

Cơ quan pháp y đã kết luận có tinh trùng trong người nạn nhân nhưng không thực hiện xét nghiệm AND, mặc dù luật sư bào chữa và bị cáo, người nhà bị cáo đã nhiều lần yêu cầu.

Nạn nhân bị chết trong tình trạng bị hành hung, hiếp dâm và thắt cổ bằng chính chiếc áo của mình. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không xác định mẫu vân tay, mẫu mắt. Đối với những vụ trọng án, đây là những chi tiết hết sức quan trọng để xác định hung thủ. "Tuy nhiên, trong bản cáo trạng không hề nhắc đến những chứng cứ khoa học này", LS Nam cho hay.

Ngoài các tình tiết trên, các luật sư cũng đã chỉ ra hàng loạt mâu thuẫn, thiếu sót khác của cơ quan tố tụng tỉnh Thanh Hóa trong các bản án tuyên Lê Văn Mạnh phạm tội và phải chịu mức án tử hình. “Đến bây giờ bị án vẫn liên tục kêu oan chứng tỏ vụ việc còn nhiều uẩn khúc cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc, xem xét, giải quyết thấu đáo, kịp thời, toàn diện và khách quan, tránh để oan sai”, LS Nam nói thêm.

Được biết, Tổ chức ân xá Quốc tế cũng đã có thư gửi đến Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đề nghị hoãn thi hành án để xem xét lại.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm