| Hotline: 0983.970.780

Vườn Quốc gia Cúc Phương làm tốt việc bảo tồn động, thực vật hoang dã

Chủ Nhật 09/01/2022 , 08:00 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác bảo vệ rừng, cứu hộ, bảo tồn động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thăm và làm việc với Vườn Quốc gia Cúc Phương ngày 8/1. Ảnh: Hải Anh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thăm và làm việc với Vườn Quốc gia Cúc Phương ngày 8/1. Ảnh: Hải Anh.

Ngày 8/1, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã thăm và làm việc tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Dự buổi làm việc có Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị và bà Thái Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sữa TH True Milk.

Sau khi nghe ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2021, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao những kết quả mà tập thể lãnh đạo, viên chức và người lao động của Vườn đã đạt được trong công tác bảo vệ rừng; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đặc biệt là công tác cứu hộ, bảo tồn động, thực vật. Đồng thời, Thứ trưởng chia sẻ những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nhất là trong công tác quản lý tài nguyên rừng.

Chia sẻ tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sữa TH True Milk, bà Thái Hương cho biết: “Lần đầu tiên được đến với Vườn Quốc gia Cúc Phương, tôi nhận thấy tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái nơi đây rất lớn. Vì vậy tôi hi vọng trong tương lai sẽ có cơ hội đầu tư hoặc hỗ trợ Vườn trong hoạt động du lịch sinh thái, nhất là hoạt động du lịch nghỉ dưỡng”.

Đoàn công tác trực tiếp tham gia tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ về rừng nguyên sinh Cúc Phương. Ảnh: Hải Anh.

Đoàn công tác trực tiếp tham gia tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ về rừng nguyên sinh Cúc Phương. Ảnh: Hải Anh.

Bà Thái Hương cũng chia sẻ sự ấn tượng với việc Vườn Quốc gia Cúc Phương đang cứu hộ và bảo tồn hàng nghìn cá thể động vật hoang dã; đồng thời gợi ý Vườn nên nghiên cứu phát triển cây dược liệu dưới tán rừng như một số địa phương đang thực hiện rất tốt.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác đã tham quan thực tế tại các Trung tâm Cứu hộ của Vườn Quốc gia Cúc Phương và trực tiếp tham gia thả động vật hoang dã sau cứu hộ về rừng nguyên sinh Cúc Phương.

Tính đến nay, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với số lượng hàng ngàn cá thể của nhiều loài khác nhau tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước.

Điển hình như ngày 23/11/2021, Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức tái thả 30 cá thể cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên sau một thời gian được chăm sóc.

Tái thả cá thể cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên. Ảnh: Tùng Đinh.

Tái thả cá thể cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên. Ảnh: Tùng Đinh.

Các cá thể cầy vòi mốc được tái thả sau cứu hộ thuộc 100 cá thể được Vườn Quốc gia Cúc Phương tiếp nhận từ Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh Bắc Giang vào tháng 4/2021. Đây là tang vật cơ quan chức năng tịch thu từ một vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm