| Hotline: 0983.970.780

Xâm nhập mặn rình rập nông nghiệp Đất Cảng

Thứ Hai 28/11/2022 , 08:44 (GMT+7)

Việc lấy nước, tiêu nước tại Hải Phòng cơ bản thuận lợi, đảm bảo nhưng thời gian gần đây xâm nhập mặn diễn ra mạnh, đe dọa nguồn nước phục vụ sản xuất.

Xâm nhập mặn rình rập

Nước mặn đang có xu hướng xâm nhập sâu vào các triền đê sông tại Hải Phòng như: sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Cấm… Những nơi bị xâm nhập mặn diễn ra nhiều nhất và đe dọa trực tiếp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh là hệ thống thủy lợi Đa Độ, hệ thống thủy lợi Tiên Lãng, thậm chí là cả hệ thống thủy lợi An Hải.

Empty

Kiểm tra độ mặn tại hệ thống thủy lợi An Kim Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Tại hệ thống thống thủy lợi An Hải, xâm nhập mặn cũng đã diễn ra mạnh, khu vực triền đê hữu sông Cấm đã ghi nhận xâm nhậm mặn tới cống Bãi Mắm, còn tại triền đê tả Lạch Tray, cách đây 2 năm xâm nhập mặn đã tới khu vực cống Tỉnh Thủy mới.

Năm nay, việc xâm nhập mặn tại những vị trí này chưa diễn ra nhưng vẫn ở mức nguy cơ cao nên cần phải bố trí lực lượng để thường xuyên quan trắc để đảm bảo việc điều tiết, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

Tại hệ thống thủy lợi Đa Độ, trải dài qua 5 huyện, quận (huyện An Lão, Kiến Thụy, quận Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn, nếu như trước năm 2019, mặn xâm nhập sâu nhất trung bình mới đến cống Phương Hạ với nồng độ 0,2‰, trên sông Lạch Tray mặn xâm nhập sâu nhất trung bình mới đến cống Trường Sơn với nồng độ 0,1‰.

Thời điểm này, việc vận hành điều tiết nước thời gian này qua cống Trung Trang và một số cống ngang vẫn đảm bảo cấp nước và thau chua, rửa mặn, thau đảo chất lượng nước trong hệ thống luôn đảm bảo phục vụ sản xuất.

Empty

Xâm nhập mặn có thời điểm đã bao trùm lên cả hệ thống thủy lợi Đa Độ. Ảnh: Đinh Mười.

Tuy nhiên, từ vụ chiêm 2019 – 2020, mặn đã xuất hiện sớm với nồng độ mặn cao, xâm nhập sâu bao trùm lên toàn bộ hệ thống, tại cống chính đầu mối tưới Trung Trang có những thời điểm nồng độ mặn lên đến 5,1‰, cùng với lượng mưa ít, mực nước thượng nguồn thấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc lấy và trữ nước vào hệ thống.

Hệ lụy kéo theo trong thời gian đó (tháng 11,12/2019, tháng 1/2020) là việc lấy nước vào hệ thống được thực hiện qua cống đầu mối Trung Trang, cống hút Bát Trang, Quang Hưng, cống Hoa Đại, cống Cau là rất hạn chế, chỉ đạt 30% theo kế hoạch.

Thậm chí, mỗi con triều những năm trước kia lấy được từ 7h-8h, nhưng nay chỉ lấy được trung bình từ 1h-2h, công tác thau chua, rửa mặn, thau đảo làm sạch nguồn nước trong hệ thống là không thực hiện được do không có đủ nguồn nước đầu vào, làm ảnh hưởng đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước trong hệ thống, rất khó khăn cho công tác phục vụ sản xuất.

Ông Đỗ Văn Trãi, Chủ tịch Công ty thủy lợi Đa Độ cho biết, ảnh hưởng của biển đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn tại hệ thống thủy lợi Đa Độ ngày càng nặng, đặc biệt từ năm 2019 đến nay. Có những thời điểm, xâm nhập mặn đã phủ kín toàn bộ hệ thống thủy lợi, có thời điểm cao nhất là 3,7 ‰ là làm cho khả năng lấy nước gặp nhiều khó khăn, có lúc chỉ bằng 1/3 so với kế hoạch.

“Công ty đã tập trung mọi nguồn lực, giải pháp về chống xâm nhập mặn, tăng cường điều tiết nguồn nước, tăng cường lấy nước tại cống Trung Trang khi điều kiện cho phép để lấy nguồn nước vào thau đảo nguồn nước trong hệ thống. Dùng các biện pháp công trình để ngăn chặn thấp nhất tình trạng xâm nhập mặn vào hệ thống để bảo vệ mùa màng, bảo vệ nguồn nước. Trong tương lai cơ quan chức năng cần đầu tư nghiên cứu và có giải pháp hữu hiệu hơn để chống xâm nhập mặn”, ông Trãi khẳng định.

Empty

Tình trạng xâm nhập mặn tang cao những năm gần đây tại sông Đa Độ. Ảnh: Đinh Mười.

Chủ động ứng phó

Việc xâm nhập mặn tăng có nhiều yếu tố tác động, trong đó đáng lưu ý là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nước mặn xâm nhập sâu vào hai triển đê sông Văn Úc, Lạch Tray bao trùm lên toàn bộ hệ thống.

Mặt khác, do lượng mưa ít, dòng chảy thượng nguồn suy giảm, mực nước thấp, trong khi hệ thống phụ thuộc dòng chảy từ thượng nguồn, trong khi đó dòng chảy này lại suy giảm theo thời gian do lượng mưa trong lưu vực và mực nước biển dâng, giai đoạn thủy triều sẽ tăng lên làm gia tăng dòng chảy ngược.

Thêm vào đó, sự tương tác 2 dòng chảy này dẫn đến thay đổi mô hình dòng chảy, thay đổi mực nước và độ mặn trên hai triền sông Văn Úc, Lạch Tray ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành điều tiết nguồn nước hệ thống.

Khảo sát cho thấy, dòng chảy ngược sẽ xảy ra sớm hơn khi mực nước dọc theo sông Văn Úc và Lạch Tray giảm, độ mặn tăng nhanh khi dòng chảy ngược bắt đầu. Do đó, độ mặn cũng sẽ cao hơn khi mực nước dọc theo các con sông này giảm theo dòng chảy thượng nguồn giảm.

Empty

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tăng cao, trong đó đáng lo ngại là biến đổi khí hậu. Ảnh: Đinh Mười.

Theo số liệu quan trắc, theo dõi về tình hình xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng nêu trên, nước mặn ngày càng xâm nhập sâu về cả thời gian và nồng độ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều tiết nước của các hệ thống thủy lợi.

Empty

Kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước vào hệ thống thủy lợi. Ảnh: Đinh Mười.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi cần tăng cường bố trí nhân công thường trực tại các cống đầu mối, tổ chức đo độ mặn thường xuyên, tranh thủ thời gian tối đa khi mực nước đủ cao trình và độ mặn trong giới hạn cho phép (dưới 0,5‰) để lấy nước tích trữ vào hệ thống và tạo dòng chảy trong các tuyến kênh trục chính lợi làm giảm nguy cơ ô nhiễm và tăng khả năng tự làm sạch nguồn nước trong hệ thống thủy lợi.

Mặt khác, cần thực hiện việc nạo vét, khơi thông dòng chảy và tăng dung tích trữ nước của các tuyến kênh thuộc hệ thống thủy lợi; sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm tưới cũng như xây dựng phương án bố trí các điểm bơm dã chiến, sẵn sàng thực hiện việc bơm nước chống hạn khi cần thiết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm