| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng các tour du lịch nông nghiệp mang đặc trưng vùng miền, địa phương

Thứ Bảy 23/09/2023 , 07:37 (GMT+7)

Sự phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang bị hạn chế bởi sự na ná, sao chép lẫn nhau, cần khắc phục tình trạng này bằng những sản phẩm du lịch đặc trưng.

Hoạt động trải nghiệm tại một điểm du lịch nông nghiệp ở Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Hoạt động trải nghiệm tại một điểm du lịch nông nghiệp ở Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Theo bà Phan Yến Ly, Giám đốc Công ty Tư vấn, Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam, từ khi du lịch bắt đầu phát triển, từ thập niên 90, ngành lữ hành đã tiếp cận du lịch nông nghiệp một cách thụ động, vì chính khách hàng, nhất là du khách quốc tế yêu cầu các công ty du lịch xây dựng cho họ sản phẩm du lịch nông nghiệp mà họ thấy hấp dẫn như tát nước, cày bừa, cấy lúa.

Cũng chính du khách là người tìm ra được giá trị của sản phẩm du lịch nông nghiệp, không chỉ là các trải nghiệm bổ ích họ đã được thử qua mà còn là sự tìm hiểu thú vị về người nông dân Việt Nam và cuộc sống thôn dã thường nhật.

Nhưng do không được đầu tư và khai thác đúng mức, sản phẩm đó trở thành độc đáo nhưng lại manh mún, nhỏ lẻ, lúc có, lúc không… và bị pha trộn hay mờ nhạt trong loại hình du lịch tham quan và sinh thái.

Còn hiện tại, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phát triển nhưng lại chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững. Có những vấn đề nổi cộm cần tháo gỡ như những vướng mắc pháp lý khi làm du lịch trên đất nông nghiệp.

Hay việc thay đổi tư duy của các chủ thể tham gia xây dựng và triển khai các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn phục vụ du khách, sao cho nông dân, hợp tác xã, trang trại muốn làm du lịch ngay cả khi nông, lâm, thủy sản được tiêu thụ tốt, khi kinh tế nông nghiệp thành công và các doanh nghiệp lữ hành chung tay, đồng hành cùng các điểm đến nông thôn làm du lịch.

Ngoài ra, có một vấn đề nổi cộm là các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đang có sự sao chép, na ná giống nhau khắp các vùng miền gây ra sự cạnh tranh không tốt giữa các địa phương với nhau.

Bà Phan Yến Ly cho rằng, với thế mạnh sẵn có về nông nghiệp và với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Việt Nam hoàn toàn có thể có ít nhất 63 sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng của từng địa phương.

Cụ thể, ở Đồng bằng Bắc bộ, nơi phát triển rực rỡ nhất và lâu đời nhất của nền văn minh lúa nước Việt Nam, có thể tập trung khai thác các tour làng nghề, nghề trồng lúa nước, văn hóa làng quê, đời sống nông dân.

Khu vực trung du và miền núi Bắc bộ có thể tạo điểm nhấn với nông nghiệp vùng cao: Lúa nương, ruộng bậc thang, cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người.

Khu vực Duyên hải miền Trung, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn có thể tập trung vào khai thác đời sống ngư dân, diêm dân … Ở Tây Nguyên, định hướng phát triển các tour trang trại cà phê, hoa lan …

Khu vực Duyên hải Miền Trung có thể phát triển những tour khai thác đời sống ngư dân. Ảnh: Sơn Trang.

Khu vực Duyên hải Miền Trung có thể phát triển những tour khai thác đời sống ngư dân. Ảnh: Sơn Trang.

Miền Đông Nam bộ vẫn còn khá nhiều nghề in đậm dấu ấn lưu dân khai hoang mở đất, lập nên làng xã như: Nấu rượu, làm bánh tráng, làm muối, làm bún, làm gốm, làm lu… Nhiều hộ dân làm những nghề trên hiện vẫn duy trì lối sản xuất thủ công. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch.

Trong bối cảnh các tỉnh, thành phố ở Đông Nam bộ đang tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thì có thể khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn.

Còn ở miền Tây Nam bộ (Đồng bằng sông Cửu Long), nhờ thiên nhiên ưu đãi tạo nên những đặc điểm văn hóa miệt vườn vô cùng độc đáo, là tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn khu vực này.

Thực tế cho thấy đã có những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn thành công khi tận dụng, khai thác nguyên vật liệu địa phương, món ăn độc đáo, văn hóa truyền thống của địa phương … để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng.

Ông Dương Minh Bình, Giám đốc CBT Travel, chia sẻ, trong thời gian qua, công ty đã hỗ trợ người dân ở nhiều địa phương cải tạo, nâng cấp nhà, khuôn viên thành những điểm lưu trú đạt chuẩn.

Quá trình cải tạo sử dụng toàn bộ nguyên, vật liệu tại chỗ, qua đó tiết kiệm được chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ, lồng ghéo những yếu tố bảo tồn văn hóa bản địa...

Nhờ vậy, các mô hình này đã thu hút lượng lớn khách tới lưu trú, trải nghiệm và mang lại nguồn thu nhập tốt cho người dân địa phương.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm