| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, tự tin chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Thứ Hai 16/05/2022 , 16:20 (GMT+7)

'Thị trường Hoa Kỳ ngày càng có nhiều quy định chặt chẽ, hàng rào kỹ thuật, đòi hỏi nhà xuất khẩu phải vượt qua', doanh nhân Ngô Tường Vy cho biết.

Thị trường mơ ước của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Là doanh nghiệp tham gia đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đến Hoa Kỳ (từ ngày 11-17/5) nhằm tìm kiếm cơ hội thương mại, bà Ngô Tường Vy, Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, chia sẻ:

Mặc dù các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 trong 2 năm qua nhưng Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ, với sức mua lớn, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hóa. Và hoạt động thương mại xuất nhập khẩu nông sản cũng không nằm ngoài những yếu tố trên.

Hiện nay, hoạt động thương mại nông sản của Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại nông sản thế giới, do đó đây vẫn luôn là một trong những đối tác quan trọng, đồng thời là thị trường mơ ước của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Chánh Thu nói riêng.

Doanh nhân Ngô Tường Vy: Mong Hoa Kỳ sớm mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ và thêm nhiều sản phẩm lợi thế của Việt Nam như: sầu riêng tươi, chanh dây...

Doanh nhân Ngô Tường Vy: Mong Hoa Kỳ sớm mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ và thêm nhiều sản phẩm lợi thế của Việt Nam như: sầu riêng tươi, chanh dây...

Thực tế xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa Kỳ là một thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng điều đó đang dần thay đổi nhanh chóng khi thị trường nước này ngày càng có nhiều quy định chặt chẽ, hàng rào kỹ thuật, đòi hỏi nhà xuất khẩu phải vượt qua.

Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một khi các doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật, con người, chất lượng sản phẩm và tuân thủ theo các quy định quốc tế thì điều này làm bàn đạp đưa thương hiệu trái cây Việt đến gần hơn với thị trường Hoa Kỳ. Không chỉ là cộng đồng người châu Á mà người Mỹ bản địa sẽ dần biết đến.

Doanh nghiệp Chánh Thu sẽ có hoạt động gì sau khi tham gia các hoạt động trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Hoa Kỳ?

Chúng tôi cảm thấy may mắn khi được tham gia chuyến đi này cùng Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Qua hoạt động lần này, chúng tôi nhận thấy tâm huyết của Bộ trưởng và Bộ NN-PTNT trong việc định hướng và hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, đó cũng là động lực rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và có thể khẳng định rằng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Hoa Kỳ luôn luôn là một trong những đối tác cực kỳ quan trọng, hàng đầu đối với doanh nghiệp và là động lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ trở về Việt Nam và thiết lập chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp, đối tác nông sản tại Mỹ mà chúng tôi có cơ hội được gặp mặt trong các hoạt động với Bộ NN-PTNT.

Công ty Chánh Thu sẽ tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường trái cây của nước bạn, ghi nhận nhu cầu thực tế hiện nay của người tiêu dùng tại Mỹ và nhận xét của khách hàng về chất lượng, giá cả của trái cây Việt Nam so với các nước nổi tiếng về nông sản như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… để qua đó doanh nghiệp chúng tôi sẽ có chiến lược phát triển sản phẩm đa dạng hơn, phù hợp hơn, đạt tiêu chuẩn mà thị trường Hoa Kỳ yêu cầu.

Một yếu tố quan trọng nữa tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy tính đoàn kết, hợp tác trên tinh thần trách nhiệm cho sự phát triển chung của nông sản Việt Nam. Cùng thiết lập và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, tạo nguồn lực lớn hơn thông qua việc hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm gia tăng năng lực, đa dạng sản phẩm, cạnh tranh lành mạnh để tự tin bước vào các chuỗi cung ứng lớn cho các chuỗi hệ thống siêu thị lớn tại thị trường Mỹ.

Mong có nhiều diễn đàn quảng bá hình ảnh trái cây Việt

Bà có những đề xuất gì từ Chính phủ và Hiệp hội của 2 nước để thúc đẩy thương mại nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ?

Doanh nghiệp chúng tôi mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ, Bộ NN-PTNT, và đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ sớm mở cửa cho trái bưởi của Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ và thêm nhiều sản phẩm lợi thế của Việt Nam như: sầu riêng tươi, chanh dây...

Doanh nhân Ngô Tường Vy (bên trái) trong buổi làm việc giữa Bộ NN-PTNT với Tập đoàn Walmart. 

Doanh nhân Ngô Tường Vy (bên trái) trong buổi làm việc giữa Bộ NN-PTNT với Tập đoàn Walmart. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ tạo nhiều cơ hội, diễn đàn để quảng bá nhiều hơn về hình ảnh trái cây Việt Nam đến bạn bè thế giới, trong đó những sản phẩm nổi bật đang được thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng để sản phẩm trái cây của Việt Nam được nhiều người tiêu dùng Mỹ biết đến hơn như xoài, vải, nhãn, vú sữa, dừa, thanh long và đặc biệt là trái sầu riêng.

Càng vui mừng và hạnh phúc hơn trong chuyến đi lần này, chúng tôi đã thấy được rằng Chính phủ đang nỗ lực mở ra thêm cơ hội mới cho hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ. Và tôi mong rằng đây không chỉ là hợp tác về thương mại mà còn là hợp tác về khoa học kỹ thuật nông nghiệp để qua đó đưa nền nông nghiệp của chúng ta đến gần hơn với hiện đại hóa, gia tăng sự cạnh tranh so với các nước bạn cùng khu vực.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Bộ trưởng, ban ngành đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia chuyến đi này. Tôi tin tưởng rằng sẽ mở ra nhiều bước phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Trân trọng cảm ơn bà!

(thực hiện)

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.